Ta có thể hỏi thăm người lạ, sao không thể mở lời với người từng bao năm chung chăn gối? |
Lo xa vậy, là bởi, nhiều cặp ly hôn coi nhau như người xa lạ, thậm chí oán hận, nói xấu nhau chẳng ra gì. ơn trời, vợ cũ trả lời dịu dàng, rõ ràng từng câu hỏi của tôi, thậm chí khác xa cách cư xử ngày còn sống chung. có phải ly hôn đã khiến chúng tôi trưởng thành hơn chăng? thôi thì, không xem nhau như kẻ thù, không tri kỷ như bạn thân, nhưng lại là cha mẹ của một đứa trẻ, về phía tôi, đã không cho con một gia đình trọn vẹn, thì cũng phải biết ân cần với mẹ của con mình, dù muộn màng, nhưng ít ra đó là lời động viên để cô ấy có động lực chăm con.
Còn nhớ ngày ra tòa, vợ chủ động giành quyền nuôi con. tôi không cản trở cô ấy, tôi nghĩ người mẹ bao giờ cũng chăm con tốt hơn bố. nếu cô ấy nhường quyền nuôi con cho tôi, chắc tôi cũng gửi con cho bà nội, vì tôi vụng về nấu ăn, mà khẩu phần ăn của một đứa trẻ không phải là chuyện đơn giản. chăm con không phải là sở trường của đàn ông, mà vợ cũ không bao giờ chịu rời xa con cái. tôi rời tòa, nguyện bù đắp cho con hết mức có thể, bằng tình thương và trách nhiệm của một ông bố tuổi không còn trẻ.
Vợ cũ và tôi cùng chung sống trong một thành phố. tuy ly hôn, nhưng vẫn giữ các mối quan hệ “dây nhợ”, chẳng hạn, vẫn duy trì những người bạn thân cũ. chủ nhật rồi, chúng tôi được một người bạn mời dự đám cưới em cậu ấy. anh ấy và chúng tôi là chỗ thân thiết, việc tôi và vợ cũ ly hôn không ảnh hưởng tới mối quan hệ bạn bè lâu nay.
Gặp vợ ở đám cưới, mặt giáp mặt, tôi có điều kiện thể hiện sự thân thiện, không chỉ hỏi thăm con cái, mà còn mạnh dạn hỏi han những chuyện khác nữa. ngồi cùng mâm, đối diện nhau, tôi nhoài người gắp những món vợ thích, đẩy đĩa ớt về phía vợ, vì nhớ cô ấy thích ăn cay.
Nhà vợ mỗi khi có hiếu hỷ, đều có mặt tôi. ly hôn là chấm dứt mối quan hệ vợ chồng, chứ không phải cắt bỏ các mối quan hệ tốt đẹp dính dáng đến cả hai bên. thành thử tôi rất cởi mở với gia đình vợ, quý trọng ba mẹ vợ. tôi rất thích bốn chữ ngắn gọn nhưng chí tình: ly hôn văn minh.
Tạm hiểu ly hôn văn minh là không trả thù, không nói xấu người cũ, phân chia tài sản công bằng, đối xử với nhau như bạn bè, có trách nhiệm với con cái… Tôi muốn chuộc lại những vụng về của mình ngày xưa, nên cố gắng trở thành người đàn ông văn minh sau ly hôn, cũng chỉ vì muốn người cũ vui vẻ, vì vui vẻ tạo nên sự tích cực trong việc nuôi dạy con.
Có người đùa là tôi “cua” vợ vì con. nói thế cũng không sai. con mình đẻ ra mà, ba mẹ ly hôn là việc ngoài ý muốn, bù đắp lại cho con là việc không thể chối bỏ.
Có người bạn cũng giống hoàn cảnh tôi, cậu ấy hỏi: “gặp lại vợ cũ biết hỏi gì ngoài hỏi con cái?”. cậu nói cũng phải. nhưng tôi thòng câu: “vợ chồng không còn tình yêu, nhưng còn tình người. ta có thể thăm hỏi người lạ, sao không thể mở lời với người ta từng quen, từng yêu, từng bao năm chung chăn gối, huống gì người đó còn đang nuôi nấng con ta?”.
Dù mở lời có khó khăn, ngượng ngùng, thì cũng phải tập. người cũ sẽ vui vì được quan tâm. đối xử văn minh thì ai cũng thích. vì thế, gặp lại người cũ, nếu được thì nên hỏi thăm nhau, chân tình vào.
Theo Infonet
Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn
Link bài gốc
Lấy linkĐóng
http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/khoe-dep/chuyen-gap-lai-vo-cu-5526534.html