Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucoza máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin, hoặc cả hai.
Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, chính lối sống ít vận động, ăn uống thừa năng lượng dẫn đến thừa cân, béo phì là nguyên nhân phổ biến gây bệnh đái tháo đường.
Việc kiểm soát đường huyết tốt là một công việc không hề đơn giản. Bệnh nhân được yêu cầu phải ăn uống và luyện tập theo chế độ riêng, thường xuyên kiểm tra đường huyết, sử dụng Thu*c hàng ngày, tái khám định kỳ…
Theo số liệu mới nhất của Liên đoàn Đái thái đường Thế giới (IDF) năm 2017, trên toàn thế giới đã có 415 triệu người lớn mắc đái tháo đường, vượt xa các dự đoán trước đó và có khoảng 642 triệu người vào năm 2040.
Không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bệnh đái tháo đường còn là một mối nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe cộng đồng, gánh nặng của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, dự đoán trên toàn quốc hiện nay đái tháo đường chiếm khoảng 5,4% dân số người lớn, tăng gấp đôi so với đầu những năm 2000.
Tăng glucoza máu mạn tính thường kết hợp với sự huỷ hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
Bệnh đái tháo đường được phân loại thế nào?Đái tháo đường type 1 hay đái tháo đường phụ thuộc insulin, thường gặp ở người trẻ tuổi, tuổi vị thành niên. Loại này thường kết hợp với các bệnh tự miễn khác như bệnh basedow, bệnh viêm tuyến giáp tự miễn…
Đái tháo đường type 2 hay đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Loại này thường gặp ở người trưởng thành, người trung niên trở lên, liên quan đến lối sống chể độ sinh hoạt, ăn uống khá nhiều.
Ngoài ra cón có các thể đái tháo đường đặc biệt khác như: đái tháo đường do khiếm khuyết chức năng tế bào bêta do gen, giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý của tuỵ ngoại tiết, do sử dụng một số loại Thu*c…
Cách nhận biết sớm bệnh đái tháo đườngĐặc điểm nổi bật của tiền đái tháo đường là không có bất cứ một dấu hiệu hay một triệu chứng gì nên cần phải theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2.
Trong đó, cần chú ý các yếu tố: Thường xuyên cảm thấy đói, cân nặng giảm ngoài ý muốn hoạc tăng cân, có triệu chứng tương tự như cúm bao gồm mệt mỏi, nhìn mờ, vết thương lâu lành hoạc xuất hiện nhiều vết thâm tím trên người, có cảm giác đau nhói hoạc mất cảm giác ở tay chân, hay bị nhiễm trùng lợi hoạc viêm da, hay bị viêm âm hộ hoặc nhiễm khuẩn bàng quang.
Và nguyên nhân có thể là do mất ngủ, có hội chứng chuyển hoá hoạc rối loạn glucoza máu, tăng huyết áp, tăng triglycerid máu, thừa cân béo phì, phụ nữ sinh con trên 4kg…
Nói cách khác, tiền đái tháo đường là sự bất thường trong giai đoạn sớm của đái tháo đường cần phải được quan tâm đề phòng và phát hiện sớm.
Dự phòng bệnh đái tháo đường |
- Giảm đường bột, tỷ lệ calo do đường bột cung cấp chỉ nên là 45 - 50% , do chất béo 25 - 30%, do chất đạm 15 - 20%. Nếu béo và cần giảm cân thì số calo chỉ nên là 20 kilocalo/kg thể trọng/ ngày.
- Tăng cường những thức ăn từ rau, củ ,quả ít ngọt, có nhiều chất xơ, cung cấp đủ vitamin nhất là vitamin nhóm B vì nó làm tăng chuyển hoá chất đường bột và ngăn ngừa tạo thể cetonic.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế ăn những thức ăn có chỉ số đường huyết cao vì sau khi ăn lượng đường vào máu nhanh và tăng cao, ăn nhiều những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp vì sau khi ăn những thức ăn này lượng đường vào máu từ từ vào ít cao hơn.
Theo Linh Nhi - Gia đình mới
Tỷ lệ % chất xơ trong một số loại thực phẩm
- Thực phẩm khô: Măng khô 36%; Su hào khô 12,5%; Cà rốt khô 9,6%; Khoai lang khô 3,6%.
- Thực phẩm tươi: Rau cần tươi 5,0%; Măng chua 4,0%; Su hào 1,7%; Cải bắp 1,6%; Rau khoai lang 1,4%; Dọc mùng 2,0%.
- Các loại đậu: Đậu Hà Lan 6,0%; Đậu xanh 4,7%; Đậu tương 4,5%; Đậu đỏ 2,0%; Ngô 1,2%.
- Các loại quả: Cùi dừa già 4,2%; Vú sữa 2,3%; Cam 1,4%; Mít 1,2%; Vải 1,1%; Chuối 0,8%; Táo 0,7%.
Chỉ số đường huyết (glycemic index-GI) của 1 số loại thực phẩm:
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI từ 70% trở lên) gồm: Bánh mỳ trắng 100%; Bánh mỳ toàn phần 99%; Bột dong 95%; Yến mạch 85%; Gạo tẻ giã trắng 83%; Gạo giã dối 72%.
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (GI từ 56 - 69%): Khoai sọ 58%; Khoai lang 56%.
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI từ 40 - 55%): Sữa chua 52%; Củ từ 51%; Sắn 50%.
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết rất thấp ( GI dưới 40%) như lúa mạch 31%.
Chủ đề liên quan:
đái tháo đường dinh dưỡng người bị đái tháo đường PGS.TS Trần Đình Toán thận thần kinh tháo đường thực đơn tim mạch Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng xây dựng