Ẩm thực hôm nay

Chuyên gia dinh dưỡng mách bạn 3 bí quyết ăn mì ăn liền cân bằng dinh dưỡng ở mọi thời điểm trong ngày

Nhắc tới những món ăn được lựa chọn nhiều nhất vào những lúc thời gian gấp gáp, eo hẹp, chắc chắn nhiều người nghĩ ngay tới mì ăn liền. Vì chỉ với vài phút là bạn đã có một bữa ăn, sau khi ăn lại không phải dọn rửa quá nhiều. Đúng là rất tiết kiệm thời gian, nhanh chóng với những người quá bận rộn.

Thế nhưng, có người chỉ cần nghe tên gọi của món ăn này thôi là đã thốt lên "ôi ăn mì nóng lắm, không đủ dinh dưỡng đâu...". cũng chính bởi quan niệm này mà nhiều người dù thích ăn những vẫn hạn chế sử dụng hoặc chỉ dùng khi bận rộn .

Mì ăn liền là thực phẩm được sử dụng phổ biến trên Thế giới

theo pgs.ts.bs nguyễn thị lâm - nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia, mì ăn liền được làm từ thành phần chính là bột lúa mì, và các thành phần trong gói gia vị như rau, củ sấy các loại, bột nêm, dầu tinh luyện, tôm, thịt gà, thịt heo sấy…. với những nguyên liệu này, mì ăn liền được xếp vào nhóm thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc như bún, phở... nên mọi người hoàn toàn có thể thêm vào chế độ ăn của mình, miễn sao đảm bảo cân bằng về dinh dưỡng .

Bí quyết kết hợp thực phẩm trong mì ăn liền để bữa ăn đa dạng và cân bằng dinh dưỡng

Thực tế, thực phẩm không phải là nguyên nhân gây nóng cho cơ thể. cơ thể mỗi người không giống nhau, có người thể hàn (mát) cũng có người thể nhiệt (nóng), nên khi ăn các thực phẩm sẽ có những cảm nhận khác nhau. hơn nữa, cảm giác "nóng" sau khi ăn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, cũng như thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.

Chuyện ăn uống nên phù hợp với cơ thể mỗi người và quan trọng nhất là phải cân bằng. nếu biết kết hợp thực phẩm đúng cách, mì ăn liền cũng có thể trở thành một món ăn ngon, dinh dưỡng và bạn có thể ăn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Mách ngay cho bạn công thức theo gợi ý của các chuyên gia dinh dưỡng khi chế biến mì ăn liền như sau:

Buổi sáng: Mì bò bằm xốt cà chua

Theo pgs.ts.bs nguyễn thị lâm - nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia, món mì ăn liền xốt bò bằm này rất thích hợp cho bữa sáng, nguyên liệu kết hợp bên trong có thể đáp ứng 100% nhu cầu vitamin c, vitamin a, khoảng đến 20% canxi khuyến nghị trong 1 ngày cho 1 người trưởng thành cần đến.

Bữa trưa: Mì bò hầm hạt sen

Với bữa trưa cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho các hoạt động trong buổi chiều đầy năng lượng, theo bscki đào thị yến thủy - khoa dinh dưỡng tiết chế, bệnh viện đa khoa tâm anh tp.hcm, bạn có thể kết hợp mì ăn liền với củ sen, đậu hà lan, đuôi bò và các gia vị khác, với món ăn này không những giúp bạn ngon miệng vào bữa trưa và thực đơn của bạn sẽ đa dạng hơn rất nhiều.

Bữa tối: Salad mì giòn tan

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món mì ăn liền này vừa đem lại đủ dưỡng chất từ chất xơ đến tinh bột, protein... với lượng vừa phải giúp bạn ngon miệng lại "nhẹ bụng", không lo ảnh hưởng giấc ngủ.

Tóm lại, có rất nhiều công thức để chế biến món ăn với mì ăn liền đa dạng, hấp dẫn. hãy luôn đảm bảo kết hợp có đủ chất xơ (từ các loại rau xanh), protein (từ trứng hay thịt) và các loại rau gia vị khác là bạn đã có một món ăn ngon miệng lại cân bằng cả về dinh dưỡng và tâm trạng khi thưởng thức. các chuyên gia đều cho rằng, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng trong ăn uống sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh và vui vẻ hơn. vì vậy, đừng vì những hiểu lầm như"mì ăn liền là món nóng" mà xa lánh nó nhé, bạn sẽ mất một món ăn ngon lành lại đủ dinh dưỡng đấy!

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chuyen-gia-dinh-duong-mach-ban-3-bi-quyet-an-mi-an-lien-can-bang-dinh-duong-o-moi-thoi-diem-trong-ngay-20221130003827625.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY