Dáng đẹp hôm nay

Chuyên gia khuyên sản phụ nên chọn người này vào phòng sinh thay vì chồng hay mẹ đẻ

Một người có hiểu biết về quá trình sinh nở sẽ giúp sản phụ biết cách thở, rặn đẻ để có ca sinh an toàn hơn.

Ngày nay hầu hết các bệnh viện sản khoa lớn đều có dịch vụ cho người nhà vào phòng sinh cùng. Lúc này chắc hẳn bà bầu nào cũng phân vân không biết nên để chồng hay mẹ ruột vào phòng sinh cũng mình là tốt nhất, vậy nhưng theo các chuyên gia sản khoa, một mẹ bầu thông minh thì nên chọn một người khác, không phải là chồng hay mẹ đẻ.

Vì sao người vào phòng sinh cùng sản phụ không phải là chồng hay mẹ đẻ?

Trên thực tế, nhiều người cho rằng trong phòng sinh nếu có mẹ đẻ hoặc chồng sẽ giúp sản phụ yên tâm hơn, vậy nhưng theo góc nhìn từ các chuyên gia thì ngoài việc giúp sản phụ có tâm lý yên tâm hơn thì những mặt bất lợi lại nhiều hơn thế.

- Khiến sản phụ làm nũng hơn

Theo các chuyên gia, thực tế thì việc có người nhà là mẹ hoặc chồng vào phòng sinh cùng lại khiến sản phụ bị phụ thuộc về tâm lý, họ sẽ kêu ca, phàn nàn về cơn đau đẻ nhiều hơn với người thân và điều này lại càng khiến họ cảm thấy những cơn đau trở nên tồ tệ hơn.

Nếu chỉ có các bác sĩ trong phòng sinh nở, sản phụ sẽ mạnh mẽ hơn và chịu đựng cơn đau tốt hơn.

- Ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ

Các chuyên gia cũng cho rằng việc để người chồng vào phòng sinh cùng vợ còn gây ra những tác động tâm lý đến chính người đàn ông và từ đó ảnh hưởng ngược lại tâm lý người vợ.

Không ít những anh chồng vào phòng sinh cùng vợ đã bị hốt hoảng, sợ hãi, thậm chí ngất xỉu khi nhìn thấy nhiều máu và nhìn thấy đứa con ra đời. Có nhiều người chứng kiến cảnh vợ sinh nở còn không dám gần gũi vợ nhiều năm sau đó.

Tâm lý người chồng trong phòng sinh cũng vô tình ảnh hưởng đến tâm lý người vợ trên bàn đẻ khiến cô ấy bị kém tập trung cho ca sinh. Như thế, không chỉ không giúp được gì, việc để anh chồng vào phòng sinh còn khiến cả phòng bận rộn hơn.

- Khiến sản phụ bực mình hơn

Nhiều chị em nghĩ rằng phải để chồng chứng kiến cảnh mình sinh nở để người đàn ông hiểu được những đau đớn vợ phải trải qua trên bàn sinh, thay vì việc họ chỉ biết cắm mặt vào máy điện thoại hay chơi điện tử lúc vợ sinh nở.

Vậy nhưng trên thực tế thì nếu một người đàn ông vẫn thản nhiên chơi điện tử khi vợ đang vật vã chịu đựng cơn đau đẻ thì ngay cả khi anh ta có vào phòng sinh cùng vợ, thái độ cũng sẽ không có nhiều thay đổi.

Vì vậy, đừng trông chờ vào việc chỉ đưa anh ta chứng kiến cảnh vợ sinh nở sẽ khiến người đàn ông thay đổi và yêu thương vợ hơn.

Nên chọn ai vào phòng sinh cùng sản phụ?

Các chuyên gia khuyên, sản phụ nếu muốn có một người bên cạnh mình lúc sinh nở thì nên chọn một người có kiến thức về y khoa, có kinh nghiệm về đỡ đẻ và chăm sóc sản phụ sau sinh.

Người này sẽ hỗ trợ sản phụ hít thở đúng cách, bổ sung năng lượng kịp thời, động viên sản phụ và còn phán xét được tình hình sản phụ thông qua những biểu hiện của người mẹ trên bàn đẻ.

Nếu chồng hoặc mẹ đẻ hay bất cứ ai thân thuộc mà có kiến thức về sản phụ khoa thì sẽ là người tốt nhất để bạn chọn lựa vào phòng sinh cùng mình.

Những người chồng nào không nên vào phòng sinh cùng vợ?

Nếu bạn vẫn muốn người chồng vào phòng sinh chứng kiến cảnh em bé ra đời thì vẫn cần lưu ý không nên để những anh chồng sau vào cùng:

- Người có tâm lý yếu

Khi sản phụ đơn đớn và khóc lóc khi đau đẻ, người chồng có tâm lý yếu sẽ run sợ và thậm chí khóc nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn vợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cả sản phụ và người đỡ đẻ.

- Người hay bị ngất

Một số người khi nhìn thấy quá nhiều máu trong phòng sinh sẽ bị ngất, vì vậy nếu chồng bạn hay bị ngất thì tốt hơn hết không nên để anh ấy vào phòng sinh.

- Người nói nhiều

Những người nói nhiều trong phòng sinh đôi khi sẽ cản trở quá trình đỡ đẻ của bác sĩ, khiến họ mất tập trung và gây ra những bất lợi cho quá trình sinh nở của sản phụ.

Có thể bạn quan tâm

    3 lưu ý giúp mẹ bầu sinh con thông minh

  • Khoa học chứng minh ưu điểm vượt trội của việc sinh con gái đầu lòng

  • Vừa sinh con mẹ bầu kêu ngứa họng, bác sĩ đang cười liền tái mặt

Theo phunuvietnam.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/chuyen-gia-khuyen-san-phu-nen-chon-nguoi-nay-vao-phong-sinh-thay-vi-chong-hay-me-de-1596078140534.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Chị Mai hớt hải đến phòng khám cầu cứu “Hơn một năm nay, chồng em quan hệ bất chính bên ngoài. Từ đó, V*ng k*n của em thường có mụn nhỏ....
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Hoa và lá thiên lý là món ăn dân giã của miền quê nghèo, hoa thiên lý chữa được nhiều bệnh trong đó cả bệnh trĩ ngoại và sa dạ con.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đăng ký một khóa yoga cho bà bầu nhưng không muốn đi xa. Ở quận Phú Nhuận có địa chỉ nào dạy yoga cho bà bầu không Mangyte ơi? Xin giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Hoài Lam - TPHCM)
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY