Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia lý giải ca bệnh 243 ở Mê Linh và nguồn gốc lây bệnh COVID-19

Trưa ngày 8/4, trao đổi bên lề cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết, hiện một số trường hợp chưa xác định được nguồn lây. Điều này cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Ông đánh giá thế nào về việc xác định nguồn lây hiện nay trong cộng đồng?

Tất nhiên những người dịch tễ chúng tôi có những điều tra thêm để có kết quả chính xác vì thời gian qua có thông tin một số bệnh nhân có liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai nói rằng lây từ Bạch Mai. Tôi lấy ví dụ trường hợp bệnh nhân 243 vào Bệnh viện Bạch Mai từ sớm, ngày thứ 4 lấy máu, ngày 5/4 xét nghiệm ra dương tính thể hiện là bệnh nhân đang mắc bệnh. Đồng thời chúng tôi cũng làm kháng thể để xem bệnh nhân này nhiễm lâu chưa hay mới nhiễm. Trong xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư làm không phát hiện ra kháng thể. Qua đây nghĩ rằng đây là trường hợp mới nhiễm. Trong quá trình điều tra dịch tễ bệnh nhân này tiếp xúc với nhiều người tại nhiều nơi, kể cả có những nơi nguy cơ cao như các bệnh viện khác nên không thể khẳng định bệnh nhân lây từ Bệnh viện Bạch Mai lâu rồi, mà nghĩ đến lây nhiễm trong cộng đồng.

Làm sao để tìm được nguồn lây trong cộng đồng, thưa ông?

Câu chuyện cứ đi tìm nguồn lây nhiễm rất khó, mà quan trọng hơn là tìm biện pháp dập dịch. Việc xét nghiệm phát hiện những trường hợp liên quan tại ổ dịch, cách ly những bệnh nhân và người tiếp xúc gần thậm chí khoanh vùng những vùng nguy cơ cao để dập dịch rất cần thiết. Có thể rất nhiều địa phương gặp tình huống như thế này cũng cần đặt vấn đề những người tiếp xúc, những người lây người bệnh để khoanh vùng dập dịch, rất quan trọng.

Ông có thể cho biết việc xét nghiệm khẳng định ca dương tính được thực hiện thế nào?

Hiện nay việc xét nghiệm kháng thể nhanh không có độ chính xác cao, làm phục vụ chủ yếu sàng lọc. Nhưng một số xét nghiệm có tính chất khẳng định như trường hợp bệnh nhân 243, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và các Viện Pasteur có khả năng làm được. Hiện nay chỉ những trường hợp nào cần thiết mới xét nghiệm để khẳng định nguồn lây còn chúng ta phải tập trung việc phát hiện những ca bệnh tiếp xúc gần, có liên quan và cách ly khoanh vùng dập dịch quan trọng hơn.

Theo ông, điều quan trọng cần làm hiện nay là gì?

Trước đây phần lớn nguồn lây là những ca bệnh nhập cảnh về chúng ta phát hiện được những trường hợp đầu tiên gây bệnh và tìm những người liên quan để khoanh vùng dập dịch. Nhưng hiện nay trong thời điểm có những trường hợp lây cộng đồng, những ca này rất khó phát hiện nguồn lây và tốn nhiều công sức nếu tập trung tìm. Vì thế hiện nay quan trọng là tìm những trường hợp liên quan đến ca dương tính để cách ly khoanh vùng dập dịch ở vùng đó được đặt lên hàng đầu.

Việc giãn cách xã hội đến thời điểm này có vai trò thế nào thưa chuyên gia?

Chính việc lây lan trong cộng đồng mà không biết ai là người đang nhiễm và cũng không biết đâu là nguồn bệnh, tất nhiên trong lúc này chưa nhiều nhưng không biết rất nguy hiểm. Việc giãn cách xã hội giúp người bệnh không tiếp xúc người lành và ngược lại. Như vậy sẽ không bị lây bệnh. Trong khoảng thời gian 14 ngày mầm bệnh trong đối tượng nhiễm bệnh không lan truyền nữa sẽ giải quyết được dập dịch. Việt Nam đã làm quyết liệt và làm sớm khi số ca bệnh trong cộng đồng chưa cao, nhưng phải làm quyết liệt, triệt để các nơi, chứ nơi làm, nơi lại thực hiện không tốt thì không hiệu quả.

Cảm ơn ông!

Gia tăng ca lây nhiễm trong cộng đồng, tăng cường các biện pháp ngăn chặn

Trước thực tế số ca bệnh COVID-19 được phát hiện trong cộng đồng có chiều hướng gia tăng, chiếm hơn 37% số trường hợp dương tính hiện nay, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các thành viên kiến nghị cần tập trung các biện pháp ngăn chặn.

Ca mắc COVDID-19 ở Hà Nam: Phức tạp, chưa rõ nguồn lây nhiễm

Do chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cộng với bệnh nhân vừa mắc COVDID- 19 có tiểu sử dịch tễ phức tạp nên từ đêm qua đên nay, tỉnh Hà Nam đã phải triển khai hàng loạt biện pháp để ngăn chặn dịch lây nhiễm như cách ly người tiếp xúc, phong toả toàn bộ một thôn là nơi cư trú của người mắc COVID-19

Lâm Đồng có máy xét nghiệm SARS-CoV-2 đầu tiên

Từ đầu mùa dịch COVID-19 đến nay, do chưa có máy nên các mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Lâm Đồng đều phải vận chuyển đến Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm và phải chờ từ 1-2 ngày mới có kết quả.

Uống cồn sát khuẩn, người đàn ông hoại tử sọ não hỏng hai mắt

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân 56 tuổi ở Phú Thọ trong tình trạng lơ mơ, nôn nhiều, mắt không nhìn thấy gì. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bệnh nhân uống cồn sát khuẩn 90 độ.

Hà Nam cách ly 1 thôn liên quan đến bệnh nhân 251 nhiễm COVID-19

Ngày 8/4, ông Nguyễn Xuân Đông - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết, vào đêm qua, UBND huyện Bình Lục đã quyết định cách ly thôn Ngô Khê 3, xã Bình Nghĩa vì liên quan đến bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Việt Nam: 2.738 ca nghi ngờ mắc COVID-19, hơn 74.000 người đang cách ly y tế

Báo cáo nhanh cập nhật lúc 9 giờ ngày 8/4 của Bộ Y tế cho thấy, hiện Việt Nam có 2.738 ca nghi ngờ mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi và có 74.626 người tiếp xúc gần, người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/chuyen-gia-ly-giai-ca-benh-243-o-me-linh-va-nguon-goc-lay-benh-covid19-1637967.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY