Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia nói về việc người tiêu dùng sử dụng mì chính

Nhiều tổ chức về sức khỏe, lương thực trên thế giới kết luận mì chính là một gia vị an toàn đối với cả người lớn và trẻ em với liều dùng hàng ngày không xác định, tùy theo sở thích và khẩu vị.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết,mì chính không gây hại.

Ăn mì chính không gây hại như đồn thổi

Tiến sĩ Lâm cũng cho hay, nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới như JECFA (Ủy ban các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO)), EC/SCF (Ủy ban Khoa học Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu), FDA (Cơ quan Quản lý Thu*c và Thực phẩm Hoa Kỳ),… kết luận mì chính là một gia vị an toàn đối với cả người lớn và trẻ em với liều dùng hàng ngày không xác định, tùy theo sở thích và khẩu vị.

Riêng ở Việt Nam, Bộ Y tế xếp mì chính vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” từ năm 2001. Như vậy đủ để thấy sự an toàn của loại gia vị này.

Việc sử dụng mì chính không gây ảnh hưởng đến não và hoạt động thần kinh như nhiều người vẫn lo ngại. mặc dù glutamate đóng vai trò là chất truyền dẫn thần kinh trong não bộ nhưng nhờ có “hàng rào ở ruột” và “hàng rào máu não” trong cơ thể, bột ngọt hay glutamate từ khẩu phần ăn không thể đi vào máu cũng như từ máu đi vào não.

Pgs.ts nguyễn thị lâm nhận định, hiện nay không có khuyến cáo nào về việc sử dụng bột ngọt cho trẻ em. hai tổ chức jecfa và fao sau nhiều năm nghiên cứu đưa ra kết luận: “quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không hề có bất kỳ mối nguy hại nào trên trẻ em được chỉ ra”. kể cả với thai nhi hay trẻ sơ sinh, việc người mẹ sử dụng gia vị này cũng không có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Về việc nhiều người có biểu hiện như chóng mặt, bủn rủn tay chân, tê mỏi tay chân, hồi hộp,… (Hay còn được gọi là “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc”), PGS. TS Lâm cũng cho biết, mì chính tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. JECFA từng tuyên bố điều này vào năm 1987.

Tuy nhiên, không loại trừ một số người có cơ địa quá mẫn cảm với lượng lớn mì chính được sử dụng trong các món ăn hoặc do yếu tố tâm lý ở người sử dụng sau khi nghe nhiều thông tin không hay về bột ngọt. Việc quá mẫn cảm với mì chính cũng thông thường như khi chúng ta ăn các loại gia vị hoặc thực phẩm khác. Trong trường hợp này có thể giảm bớt lượng mì chính thường dùng.

Nhiệt độ nấu ăn thông thường dao động trong khoảng 130-190 độ C và thường không vượt quá 250 độ C. Ở khoảng nhiệt độ nấu ăn này, mì chính đã được chứng minh là không bị biến đổi thành những thành phần gây hại cho cơ thể.

Như vậy, có thể nêm loại gia vị này vào bất cứ thời điểm nào khi nấu ăn. Thời điểm này tùy thuộc vào món ăn cũng như kinh nghiệm của người nấu.

“ngộ nhận về những tác hại của mì chính khiến nhiều người loại bỏ hẳn gia vị này trong các món ăn hàng ngày là điều hoàn toàn không nên. bởi hiện nay chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào khuyến nghị dừng ăn mì chính. song cũng không vì thế mà ăn quá nhiều. nếu dùng quá nhiều bột ngọt sẽ làm thay đổi hương vị tự nhiên của thực phẩm, ăn nhiều cũng có thể làm ảnh hưởng đến khẩu vị,…”, bà lâm cho biết thêm.

Theo Nhung Cẩm/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/chuyen-gia-noi-ve-viec-nguoi-tieu-dung-su-dung-mi-chinh-d71077.html?fbclid=IwAR2TjhyZbwaLImZ4kGM-a22V_HUHfaZBaqzeSIqbzqQTguou4ebDsbSKJhQ

Theo Nhung Cẩm/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/chuyen-gia-noi-ve-viec-nguoi-tieu-dung-su-dung-mi-chinh/20211017094534834)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY