Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Chuyên gia tim mạch đưa ra 6 lời khuyên để phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh có tỷ lệ Tu vong cao, điều đáng nói là nhiều người Tu vong trước khi đến bệnh viện. Để phòng ngừa bệnh, chuyên gia tim mạch - bác sĩ Trần Lê Vũ khuyến cáo 6 điều nên làm dưới đây.
Những điều cần làm ngay để phòng ngừa nhồi máu cơ tim:

1. Chủ động thảo luận với các bác sĩ để hiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

2. Không hút Thu*c lá.

3. Tốt nhất là không uống bia, rượu, hoặc uống trong hạn mức cho phép. Tối đa 2 ly chuẩn của rượu vang một ngày cho nam giới và tối đa 1 ly  cho nữ giới.

4. Kiểm tra huyết áp và cholesterol máu định kỳ. Ăn các thức ăn ít mỡ như rau, quả. Cần giảm cân nếu thừa cân. Tập thể thao (ví dụ đi bộ nhanh) nếu như bác sĩ của bạn cho phép.

5. Khám sức khỏe định kỳ. Cần kiểm tra ngay với bác sĩ của bạn khi có triệu chứng cảnh báo, ví dụ như đau thắt ngực hoặc khó thở khi đi bộ.

6. Đừng quên tham vấn và theo dõi với bác sĩ tim mạch nếu kết quả trắc nghiệm gắng sức cho thấy có bất thường.

Cách phát hiện sớm nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi máu tuần hoàn đến vùng tim bị nghẽn và xảy ra hoại tử. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như rất đau ngực, xanh tái, vã mồ hôi, buồn nôn, khó thở và chóng mặt. Đây là bệnh có tỷ lệ Tu vong cao (khoảng 30%), trong đó khoảng một nửa ch*t trước khi kịp đến bệnh viện.

Trắc nghiệm gắng sức, cùng với xạ hình tưới máu cơ tim có thể giúp phát hiện các nhồi máu cơ tim cũ và tiên đoán cho các biến cố tim mạch có thể xảy ra trong tương lai.

Trắc nghiệm gắng sức, cả hai hình thái: đạp xe lực kế hoặc chạy bộ trên thảm lăn, đều là các biện pháp khảo sát rất tốt để đánh giá chức năng tim.

Những ai không thể hoặc không thích hợp để gắng sức bằng vận động thì có thể được cho dùng Thu*c để khảo sát chức năng tim bằng hình ảnh hạt nhân.

Để khảo sát hình ảnh hạt nhân chính xác và dễ chịu hơn thì các loại thức ăn đặc, nicotine, caffeine, cồn (alcohol) và vài loại Thu*c cần được tránh dùng trước khi làm test. Bạn cần trao đổi chi tiết với bác sĩ tim mạch về các loại Thu*c nên ngưng trước khi làm trắc nghiệm.

Khi thực hiện trắc nghiệm gắng sức qua thảm lăn, tốc độ và góc chênh lên của thảm lăn được xác định bởi một bác sĩ tim mạch, sẽ được gia tăng từ từ cho đến khi tim được trắc nghiệm đủ mức. Bệnh nhân sẽ được ghi lại điện tâm đồ trước, trong và sau khi làm trắc nghiệm để so sánh tìm ra các bất thường gợi ý cho thiếu máu cơ tim.

Trong khảo sát hình ảnh hạt nhân, một lượng nhỏ chất phóng xạ như thallium hay sestamibi (được gọi là chất đánh dấu) sẽ được đưa vào trong cơ thể qua đường tĩnh mạch. Cần nhấn mạnh là một lượng nhỏ các chất này là an toàn và không gây tác dụng phụ.

Chất đánh dấu này từ tĩnh mạch sẽ tập hợp tại tim và phát ra các tia gamma. Một máy chụp hình đặc biệt sẽ nhận biết các tia này và tạo ra những hình ảnh cho thấy máu lưu thông đến tim trong lúc gắng sức cũng như trong lúc nghỉ. Với những hình ảnh này, máy tính sẽ ước tính lượng máu chảy đến tim, tìm ra các vùng cơ tim bất thường, và sẽ cho biết những phần nào của tim không đủ máu đến nuôi (thiếu máu cơ tim).

Cũng cần ghi nhớ là những trắc nghiệm này thường không chính xác 100% trong việc phát hiện hoặc loại trừ bệnh tim mạch. Trắc nghiệm gắng sức là không chính xác ở các phụ nữ trẻ tuổi hoặc trung niên mà không có triệu chứng đặc trưng cho bệnh tim mạch.

Nguy cơ của trắc nghiệm gắng sức bằng thảm lăn hoặc xe đạp lực kế là thấp. Biến chứng của trắc nghiệm bao gồm đau thắt ngực, choáng, căng cơ, và mức huyết áp tăng cao.

Nguy cơ liên quan đến bức xạ từ các chất đánh dấu là thấp. Trắc nghiệm gắng sức với thallium có thể gây ra loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp và phát ban/mề đay.

Theo BS Trần Lê Vũ - Gia đình mới

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chuyen-gia-tim-mach-dua-ra-6-loi-khuyen-de-phong-ngua-nhoi-mau-co-tim-n376055.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY