Ngôn ngữ trị liệu hôm nay

Là chuyên khoa tập hợp các chuyên gia trị liệu có trình độ và kỹ năng cao trong việc hỗ trợ những bệnh nhân gặp khó khăn về ngôn ngữ, chủ yếu là trẻ tự kỷ. Chức năng của khoa là chẩn định và can thiệp sớm từ tuổi thơ, chữa trị và cải thiện kỹ năng dựa trên thực thế cuộc sống của người bệnh. Hoạt động của khoa bao gồm các phương pháp: trị liệu với ngôn ngữ không lời (cử chỉ, tư thế thân thể, biểu cảm), kỹ năng trò chuyện, khả năng giao tiếp ( khó khăn ở kỹ năng trao đổi qua lại của một cuộc trò chuyện ngoài thực tế) và trị liệu ý niệm (ngôn ngữ trừu tượng phức tạp)

Chuyện những người tình nguyện dấn thân vào “vùng nguy hiểm” - Kỳ 1: Người bắc những “nhịp cầu” ngôn ngữ tại khu cách ly tập trung

Sau khi gửi đơn đăng ký làm tình nguyện viên phiên dịch cho khu cách ly tập trung, khoảng 18-19g hôm trước Phương Anh nhận được thông báo sáng sớm hôm sau lên đường. Thời gian chuẩn bị tư trang không nhiều, nhưng vốn là “dân” du lịch nên mọi sự chuẩn bị cho chuyến tình nguyện thật nhanh gọn và đầy đủ. Trong đại dịch Covid-19, bên cạnh vẻ đẹp của những chiến sỹ áo trắng, những chiến sỹ CA,

Trong đại dịch Covid-19, bên cạnh vẻ đẹp của những chiến sỹ áo trắng, những chiến sỹ CA,
quân đội, dân phòng… lăn lộn ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu chống dịch thì hình ảnh
các tình nguyện viên xung phong đi vào “vùng nguy hiểm” (các khu cách ly, bộ phận tiếp xúc y tế) cũng khiến mọi người cảm phục và trân trọng.

Hành trang tình nguyện đặc biệt

Hành trang bước vào “cuộc chiến” chống Covid-19 của Phương Anh không phải là những bộ quần áo xúng xính hay lỉnh kỉnh mỹ phẩm, nước hoa, đồ trang điểm… mà với sự am hiểu về nơi mình sẽ dấn thân, Phương Anh chuẩn bị những vật dụng thiết yếu như nước xịt rửa tay, dung dịch rửa tay, nước súc họng, xà phòng diệt khuẩn, giấy ướt.

Khu cách ly với người nước ngoài đến từ nhiều đất nước khác nhau, không loại trừ trong số đó có người mang mầm virus trong người. Đó có thể được coi là “vùng nguy hiểm”. Khi tôi hỏi: Bước chân vào khu vực đó, em có cảm thấy lo lắng gì không?

Nhưng với tâm thế sẵn sàng, không e ngại, Đào Thị Phương Anh, SN 1989, hướng dẫn viên tự do tại Hà Nội, bảo: "Đây không phải là chuyến đi nguy hiểm nhất mà em từng đi. Là hướng dẫn viên em từng đến Ai Cập ở thời điểm khi đó vùng cách biên giới Libia 50km ở sa mạc Sahara Mỹ vừa đánh bom. 3 tháng sau khi em trở về xảy ra vụ đánh bom khiến 1 hướng dẫn viên du lịch người Việt Tu vong. Khi nhận nhiệm vụ đặc biệt này em không lo sợ vì nguy hiểm mà chỉ có cảm giác bồn chồn trước công việc mới lạ mà từ trước tới nay mình chưa hề trải qua.

Qua một đêm thấp thỏm, hồi hộp chờ đợi giờ xuất phát, với sự trợ giúp của người chị thân quý, hành trang của Phương Anh đã có thêm 2 hộp bò khô, trâu gác bếp để nhâm nhi trong 14 ngày làm nhiệm vụ. Phương Anh dí dỏm, có món đồ ăn vặt “không lo 14 ngày không có đồ ăn vặt, giờ chỉ lo cách ly xong lại lên cân”. Bước vào cuộc chiến với tinh thần phấn chấn ấy nên Phương Anh nhanh chóng nhập cuộc, thực hiện nhiệm vụ (phiên dịch tiếng Anh, Tây Ban Nha) hỗ trợ các nhân viên y tế, các lực lượng quân đội, an ninh tại khu cách ly tập trung Trường Quân sự Sơn Tây rất nhanh chóng.

“14 ngày cách ly” của Phương Anh (từ ngày 19-3 đến 29-3) với lịch trình làm việc khá đều đặn và “không có quá nhiều việc để làm” - em chia sẻ. Hàng ngày, Phương Anh cùng cán bộ y tế đi các phòng đo nhân thiệt, kiểm tra sức khỏe cho mọi người. “Thời gian ban đầu mọi người mới vào cách ly là vất vả nhất vì nhiều người không hiểu, có hành động chống đối. Nhưng sau khi được giải thích về chính sách của Việt Nam nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh thì họ đã hiểu và chấp hành nên không có quá nhiều việc để làm. Em chỉ hỗ trợ y tế chút xíu”, Phương Anh khiêm tốn.

Đào Thị Phương Anh trong một chuyến đi, em cho rằng việc vào khu cách ly không có gì “nguy hiểm” bởi em đã có những chuyến đi nguy hiểm hơn khi cận kề cái ch*t trong gang tấc (Ảnh: Facebook nhân vật).

Chấp nhận dấn thân và cùng thực hiện cách ly

Theo đại diện Sở Ngoại vụ Hà Nội, thời điểm Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách cách ly toàn bộ với những người nhập cảnh, trong đó có nhiều người nước ngoài với quốc tịch khác nhau họ đến Việt Nam với mục đích để du lịch. Vì vậy, điều có một vấn đề khó khăn là cần những phiên dịch viên về giải thích cho họ hiểu chính sách của Việt Nam mà hợp tác, vừa đảm bảo công tác phòng dịch, vừa không ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao. Thời điểm đó để tìm phiên dịch thông qua thuê thì thành phố không có đủ kinh phí. Mà những người chấp nhận tình nguyên đi vào khu cách ly hỗ trợ đồng nghĩa họ phải chấp nhận thực hiện đúng 14 ngày làm việc, ăn, ở, ngủ nghỉ tại khu cách ly.

Hành trang tình nguyện của Phương Anh rất đặc biệt với nước rửa tay, khử khuẩn. (Ảnh : Facebook nhân vật)

Rất may, sau khi Sở gửi công văn sang Sở Du lịch để tìm tình nguyện viên thì đã có khoảng 100 người đăng ký tham gia. Do nhu cầu ở thời điểm đó nên Sở Ngoại vụ đã chọn 5 người và phân về các khu cách ly tập trung ở Trường Quân sự Sơn Tây; BV CATP; khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai với các ngôn ngữ chính là tiếng Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc.

Trong nhóm 5 tình nguyện viên phiên dịch tại khu cách ly còn có Phạm Thị Huệ (nick-name Mollypham), cô gái SN 1990, chuyên ngành tiếng Hàn Quốc. Lý do để Huệ tình nguyện dấn thân thật đơn giản: "Em làm hướng dẫn viên tự do cho các công ty du lịch khác nhau. Đợt này du lịch “đóng băng” nên em khá nhàn, khi đọc thông báo của Sở Ngoại vụ nói rõ cần tìm phiên dịch cho các khu cách ly em đã đăng ký trước rồi mới báo cho bố mẹ".

Khi tôi hỏi em về phản ứng của người thân trước thông tin em dấn thân vào khu cách ly, Huệ nói: "Mọi người cũng khá lo lắng và có ý kiến phản đối vì sợ nguy hiểm, nhỡ không may lây nhiễm. Hàng ngày bố em gọi điện hỏi han liên tục mỗi khi đọc tin bác sỹ, điều dưỡng dương tính. Nhưng ở đây, quá trình làm việc mọi người đều thực hiện đúng quy định sử dụng bảo hộ, khử trùng…

khu cách ly tập trung tại BV CATP, công việc của Huệ là giải thích chính sách cho hành khách Hàn Quốc khi họ mới làm thủ tục check in tại khu cách ly. Sau đó, khi y tá, bác sỹ thực hiện kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt hành khách, Huệ lại cần mẫn đi cùng để giải thích cho mọi người hiểu, hợp tác.

Đối với Đoàn Xuân Hiệp, SN 1990, hướng dẫn viên du lịch, tình nguyện viên tiếng Anh thì lý do để đi tình nguyện là do đọc trên báo nhiều bạn nước ngoài bất đồng ngôn ngữ nên phát sinh những khó khăn và muốn vào để hỗ trợ mọi người cùng chống dịch. “Thời gian đầu bố mẹ lo lắng nhưng em giải thích là đi cách ly để giúp đỡ đất nước nên gia đình yên tâm hơn. Em được xét nghiệm, ăn uống theo chế độ, miễn phí cùng dân quân, bộ đội, y tế. Khi đi làm em mặc đồ bảo hộ, người được cách ly đeo khẩu trang, sau đó đồ bảo hộ khử trùng và bỏ đi”, Hiệp nói.

Vào khu cách ly tập trung ở Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai, Hà Nội, từ ngày 19-3, công việc chủ yếu hàng ngày của Hiệp là hỗ trợ dân quân, bộ đội làm thủ tục cho người cách ly nhận phòng. Sau đó cùng đội ngũ y tế đo thân nhiệt 2 lần buổi sáng/chiều. Khi đo thân nhiệt thì nói chuyện, giải quyết cho họ những đề xuất về nước, giấy vệ sinh…

“Thời gian đầu hành khách nghĩ ở khu cách ly không được đi lại nên không vui, nhưng sau khi được giải thích họ đã hiểu và cảm ơn chính phủ Việt Nam”, Hiệp cho biết.

Không chỉ là người bắc những cầu nối về ngôn ngữ, các tình nguyện viên còn động viên, chia sẻ với hành khách trong khu cách ly để họ vơi đi những nỗi niềm riêng.  

 (Còn nữa)

Thịnh An

Mạng Y Tế
Nguồn: Pháp luật xã hội (https://phapluatxahoi.vn/chuyen-nhung-nguoi-tinh-nguyen-dan-than-vao-vung-nguy-hiem-ky-1-nguoi-bac-nhung-nhip-cau-ngon-ngu-tai-khu-cach-ly-tap-trung-187398.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY