Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyện về những người vượt bão với sứ mệnh vận chuyển bệnh nhân COVID-19

MangYTe - Người vượt bão là tựa đề một bức tranh do em Hoàng Hà Chi, học sinh lớp 4C, trường tiểu học Thị trấn Lai Cách (Hải Dương) vẽ tặng những người lái xe cấp cứu chở bệnh nhân COVID-19 và người dân đến các điểm cách ly trong đợt dịch vừa qua tại Hải Dương.

Chuyện về những người vượt bão với sứ mệnh vận chuyển bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 1.

Những giây phút không thể quên

Trong cuộc chiến chống covid-19 ở hải dương, bên cạnh sự chăm sóc tận tụy của các cán bộ y tế, những người tài xế lái xe cấp cứu cũng không thể vắng mặt trong suốt quá trình dập dịch.

Họ nhận nhiệm vụ phụ trách đưa đón những bệnh nhân mắc COVID-19, các trường hợp thuộc diện cách ly, cả những bệnh nhân được xuất viện.

Chuyện về những người vượt bão với sứ mệnh vận chuyển bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Đăng Thu (ngoài cùng bên trái) trong một bữa ăn vội trước khi lên đường chở bệnh nhân COVID-19.

Đến tận thời điểm này, khi sự khẩn trương đã trở thành một phản xạ thì anh nguyễn đăng thu (1980, lái xe cấp cứu thuộc tt y tế tp. chí linh) vẫn nhớ như in những phút giây không thể quên đầu tiên đó: "chúng tôi đã từng chở bệnh nhân covid-19 rồi nên mình cũng có tâm thế thoải mái. thế nhưng, mọi thứ không như chúng tôi nghĩ. những ngày đầu tiên, chúng tôi chưa bao giờ phải trải qua một áp lực kinh khủng đến như vậy. bạn cứ thử hình dung xem, mỗi ngày chúng tôi phải vận chuyển đến 30 chuyến xe, ngày kỷ lục chúng tôi chạy xuyên 20 tiếng đồng hồ. gần như, địa chỉ nhà bệnh nhân và số điện thoại của họ là thứ duy nhất chúng tôi để ý đến".

Cùng anh thu nhận nhiệm vụ tại tâm dịch chí linh là ông vương quốc oanh (55 tuổi). điều khiến chúng tôi xúc động nhất là dù có bệnh nền nhưng ông oanh vẫn kiên quyết nhận nhiệm vụ. chia sẻ với chúng tôi, ông oanh rưng rưng: "khi đấy mọi người trong trung tâm y tế chí linh đều quyết liệt từ lãnh đạo đến nhân viên. tôi thấy giám đốc nhiều tuổi hơn mình vẫn gắng được, các cháu ít tuổi hơn mình vẫn miệt mài, tôi không có lý do gì để đứng ngoài guồng quay này cả. dù tôi có bệnh nền về phế quản nhưng không vì lý do đó mà mình bỏ cuộc".

Chuyện về những người vượt bão với sứ mệnh vận chuyển bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 4.

Anh Thu và ông Oanh sau những giờ miệt mài làm việc.

Từ những phút đầu so găng đó, hai anh đã bắt đầu vào hành trình những ngày không nghỉ của mình. Anh Thu kể: "Những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi phải ngủ ngay trên xe cấp cứu. Đêm trời lạnh, muỗi bủa vây. Mình còn trẻ gì cũng cố được nhưng chỉ thương bác Oanh. Mấy ngày sau, chúng tôi được người dân hỗ trợ chăn đệm thì mọi thứ đỡ chật vật hơn. Chú cháu đùa nhau vì đã quen với khó khăn".

Đón giao thừa trên những chặng đường qua

Trong suốt những chặng đường vừa qua của "những người vượt bão", phút giây đón Giao thừa thực sự là giây phút "yếu lòng" nhất của họ.

Với ông oanh , nỗi nhớ con cháu khiến ông đã không dưới một lần gạt nước mắt: "tôi đã có cháu nội, cháu ngoại. bình thường cứ tết đến là cả nhà lại cùng nhau sum vầy đón giao thừa nhưng tết này tôi lại phải thực hiện nhiệm vụ. nghĩ đến gia đình là nỗi nhớ lại trực trào, nước mắt xúc động cứ thế rơi. cái này thì ai có con cháu rồi mới hiểu. nhà tôi có 3 cháu. con trai, con rể cũng lá lính 115. con dâu làm ktv xét nghiệm tại tt y tế chí linh. thế là tết này coi như cả nhà trực chiến cả".

Chuyện về những người vượt bão với sứ mệnh vận chuyển bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 5.

Anh Thu đang bê thùng mẫu xét nghiệm vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ.

Còn với anh Thu, mãi đến khi nhìn thấy những tia pháo hoa được bắn lên đoạn qua Bắc Ninh anh mới chợt nhớ đến Giao thừa.

Anh kể: "đúng hôm đó, tôi cùng một điều dưỡng tiếp nhận nhiệm vụ vận chuyển một bệnh nhân nặng mắc covid-19 lên điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới tư. tất cả mọi thứ đều phải diễn ra trong gấp gáp vì ở nhà còn nhiều bệnh nhân f0 đang chờ được vận chuyển. chỉ khi thấy pháo hoa bắn lên tôi mới sực nhớ đến giao thừa. đây là giao thừa đặc biệt nhất trong suốt 41 năm có mặt trên đời của tôi".

Chuyện về những người vượt bão với sứ mệnh vận chuyển bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 6.

Chiếc xe cấp cứu đồng hành cùng họ trong suốt hơn 40 ngày qua.

Anh thu đã lập gia đình và có 2 con. thỉnh thoảng anh vẫn được gặp vợ vì làm chung cơ quan, nhưng chỉ có thể liên lạc với các con qua điện thoại. khi thành phố hải dương cho tất cả các trường nghỉ học, vợ chồng anh chủ động đưa các con về nhà ông bà ngoại, nhưng được vài ngày thì trong làng lại có trường hợp f0, ông bà lại thuộc diện f2 nên anh lại đành đưa các con trở về nhà. lúc trước khi vợ anh cũng phải cách ly trong bệnh viện thì 2 con đều phải tự nấu ăn, nhiều lúc anh cũng lo cho các con lắm. nhưng rồi anh lại cười: "lo thì lo chứ phải để các con tự lập dần cho quen. cả hai vợ chồng đều làm trong ngành y nên cũng khó chu toàn cho con được".

Tự hào vì là một phần của cuộc chiến vẻ vang

Đến đón những người mắc covid-19 đi cách ly thực sự là công việc căng não khi phải đối mặt với nỗi hoảng sợ của bệnh nhân. đến bây giờ, với ông oanh, hình ảnh của hai mẹ con bệnh nhân nhí 26 ngày tuổi vẫn khiến ông ám ảnh: "nhìn cảnh đứa trẻ còn đỏ hỏn phải bế đi cách ly trong đêm tôi không thể cầm lòng nổi. tôi động viên cho họ lạc quan nhưng lại quay ra cửa kính xe chảy nước mắt. thực sự, nếu đó là cháu mình, con mình thì mình cũng không biết phải làm sao".

Chuyện về những người vượt bão với sứ mệnh vận chuyển bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 7.

Những khoảnh khắc di chuyển đêm đặc biệt của anh Thu, chú Oanh và các đồng đội.

Được thông báo mắc COVID-19, nhiều người bệnh lúc đầu không giữ nổi bình tĩnh. Ông Oanh vẫn nhớ như in cảnh người phụ nữ mang thai 35 tuần tuổi khi lên xe: "Khi lên xe bạn ấy cứ khóc nấc lên dù chúng tôi đã động viên rất nhiều. Điều lo lắng nhất là nỗi sợ ảnh hưởng đến đứa con trong bụng rồi sợ không thể vượt qua bệnh. Không chỉ vậy, nhiều cháu công nhân sinh năm 95, 96 cứ lên xe là vỡ òa gọi về cho gia đình. Có ngồi trên xe lúc ấy mới thấy không khí căng thẳng đến thế nào. Lúc đó, chúng tôi không chỉ còn là lái xe mà còn phải cùng các điều dưỡng động viên, ổn định tâm lý của họ".

Với anh thu thì những chuyến đi đặc biệt nhất lại gắn với việc chở các cháu nhỏ đến khu cách ly. anh kể: "các con có bố mẹ, ông bà là f0 đã đi cách ly nên phải đi cách ly một mình với hàng xóm. các con chỉ mới 2, 3 tuổi chưa kịp hiểu covid-19 là gì thì đã phải đi cách ly 14 ngày một mình. rồi thấy cảnh các nhân viên y tế ngoáy họng, ngoáy mũi lấy dịch, các con sợ nhưng không dám khóc mà tay cứ bíu lấy ống quần, mình là đàn ông mà cũng không chịu được".

Chuyện về những người vượt bão với sứ mệnh vận chuyển bệnh nhân COVID-19 - Ảnh 8.

Phút giây bình yên bên những sinh hoạt đời thường của các lái xe tại bệnh viện.

Suốt hơn 40 ngày qua, hai người đồng đội vẫn chưa có một nhịp nghỉ đúng nghĩa. những chuyến xe chở bệnh nhân khỏi bệnh ít căng thẳng và lắm những niềm hân hoan. cũng là những bệnh nhân họ đã chở nhưng lại trong một tâm trạng mới. với ông oanh, đây là những chuyến xe nhiều nụ cười nhất trong đời vì: "có ai lên xe cấp cứu mà vui đâu. cứ khỏi bệnh là họ thuê taxi về cho phấn khởi chỉ bệnh nhân covid-19 là vẫn phải về bằng xe chúng tôi thôi. nhiều người về mừng quá chạy vào nhà luýnh quýnh nào trứng gà, nào hoa quả có người còn bắt luôn cả con gà lông trong chuồng tặng nhưng anh em không có thời gian nên đành từ chối".

Ở tâm dịch, cuộc chiến đấu với đại dịch covid-19 cần có sự góp sức của rất nhiều lực lượng. chẳng thể so bì công việc của bên nào vất vả hơn, bởi mỗi người đều có những sứ mệnh riêng, đều thiêng liêng và cao cả. ông oanh và anh thu, mỗi người đã sụt gần 5kg, cuộc chiến thì chưa có hồi kết...

Huy Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/chuyen-ve-nhung-nguoi-vuot-bao-voi-su-menh-van-chuyen-benh-nhan-covid-19-20210311141928089.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY