Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Cô gái 24 tuổi được thay toàn bộ xương đùi kim loại

(MangYTe) - Cô gái 24 tuổi ở tỉnh Thanh Hóa bị ung thư xương đã trở thành người đầu tiên tại Việt Nam bước đi bằng chân có xương đùi kim loại.

Các bác sĩ Khoa Ngoại bụng 2 (Bệnh viện K Trung ương) cùng các chuyên gia đã thực hiện thành công ca đại phẫu thay toàn bộ bao gồm khớp háng và khớp gối toàn phần cho bệnh nhân L.T.H. (24 tuổi, quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa). Sau ca phẫu thuật, cô gái này đã trở thành người đầu tiên tại Việt Nam bước đi bằng chân có kim loại.

Hiện H. là sinh viên năm cuối của một trường học viện ở Hà Nội. Vài tháng trước nhập viện, chân phải của chị thỉnh thoảng bị đau dọc theo xương đùi, đau tăng lên vào buổi tối hay khi vận động nặng. Nhìn bề ngoài, chân không bị sưng đau hay biến dạng, tầm vận động của khớp gối hoàn toàn bình thường, mặc dù đã đi khám ở một số cơ sở y tế đa khoa nhưng không phát hiện ra bệnh.

Các bác sĩ kiểm tra vết mổ sau ca phẫu thuật - Ảnh: Hà Trần

Đến khi tình cờ về quê, chị H. đến bệnh viện tỉnh chụp X-quang xương đùi thì phát hiện có hình ảnh bất thường ở đầu dưới xương đùi, nên được chuyển lên bệnh viện tuyến cao hơn để được chẩn đoán và điều trị tiếp. Sau đó, chị H. được chuyển đến Bệnh viện K Trung ương. Kết quả thăm khám và chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư xương.

Tại Bệnh viện K, bệnh nhân được truyền hóa chất tiền phẫu 3 đợt. Bệnh nhân đáp ứng hóa chất tốt. Tháng 10-2019, bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ đoạn đầu dưới xương đùi phải và tiếp tục truyền hóa chất hậu phẫu 6 đợt. Tuy nhiên, sau khi điều trị hóa chất hậu phẫu, vùng chỏm xương đùi có vùng tổn thương mới, bệnh nhân được hội chẩn lại giữa các bác sĩ chuyên ngành ung thư cơ xương khớp. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật tháo bỏ toàn bộ xương đùi, thay thế bằng xương đùi nhân tạo cho bệnh nhân.

Hình ảnh xương đùi tổn thương trước khi được thay xương kim loại

Ngày 2-3, kíp phẫu thuật Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cùng PGS-TS Trần Trung Dũng (Đại học Y Hà Nội) đã thực hiện thành công ca phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi kim loại bên phải cho bệnh nhân H..

Ca phẫu thuật đã được thực hiện trong 3 tiếng, toàn bộ xương đùi ung thư đã được lấy ra để thay xương đùi bằng kim loại. 5 ngày sau mổ, vết thương của bệnh nhân đã ổn định, không chảy dịch, vết mổ còn đau ít.

Ca phẫu thuật cắt bỏ tổn thương ung thư và thay toàn bộ xương đùi kim loại là ca phẫu thuật được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, cũng mở ra hy vọng bảo tồn chi thể cho các bệnh nhân bị ung thư xương nói chung, ung thư xương đùi nói riêng. Đồng thời, đây cũng là minh chứng cho sự tiến bộ cho nền Y học Việt Nam tiệm cận với các nước trên thế giới.

Nữ bệnh nhân đã tự đi lại với một bên chân được thay xương đùi kim loại

Theo PGS Dũng, xương đùi là xương dài nhất và nặng nhất của cơ thể, chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể khi đi lại và vận động. Không những thế, xương đùi trực tiếp tham gia vào cấu tạo của khớp háng và khớp gối - hai khớp lớn và cũng phức tạp nhất cơ thể, khi xương đùi có vấn đề không thể bảo tồn được (như bị ung thư) thì thay toàn bộ xương đùi là điều rất khó để thực hiện. Nhưng với quyết tâm rất lớn, sau khi hội chẩn kỹ càng, các bác sĩ quyết định phẫu thuật để bệnh nhân không còn mặc cảm mà vững tin tiếp tục sống với những ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ.

D.Thu - H.Trần

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/co-gai-24-tuoi-duoc-thay-toan-bo-xuong-dui-kim-loai-20200309205948828.htm)

Tin cùng nội dung

  • Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • 19 tuổi, Trương Huỳnh Ngân là tân sinh viên với bao dự định, ước mơ. Nhập học 2 tuần, bệnh ung thư máu tái phát với nữ sinh giỏi giang, ham học.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY