Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Cô gái trẻ bị cơn đau bụng kinh hành hạ suốt nhiều năm, bác sĩ thăm khám xong thì lắc đầu sẽ rất khó có thai

Cô bị lạc nội mạc trong cơ tử cung nặng, sẽ khó có thai, lời của bác sĩ như sét đánh ngang tai hai vợ chồng Tiểu Linh.

Đau bụng kinh không phải là điều gì quá xa lạ với chị em. rất nhiều chị em cứ đến kì kinh nguyệt là bị những cơn đau hành hạ, thậm chí phải uống Thu*c giảm đau mới giảm. nhưng nếu một khi cơn đau bụng kinh dữ dội, dùng Thu*c cũng không có tác dụng thì chị em cần phải hết sức cẩn thận. đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu của bệnh lý, chẳng hạn như bệnh cơ tuyến tử cung.

Theo thông tin chia sẻ trên trang tin tức buổi tối qianjiang, tiểu linh, người phụ nữ đã có gia đình, sống tại trùng khánh, cũng bị đau bụng kinh như vậy. hàng tháng, cứ mỗi khi "đèn đỏ" tới thăm là cô lại vật vã với tình trạng đau bụng. mặc dù trong cuộc sống tiểu linh đã rất chú ý giữ gìn sức khỏe như không thức khuya, không ăn cay, không để cơ thể bị lạnh... nhưng cơn đau bụng vẫn không tha cho cô. chỉ khi dùng nhiều Thu*c giảm đau cô mới cảm thấy dễ chịu.

Nhưng dùng Thu*c giảm đau cũng không phải giải pháp lâu dài, vậy nên tiểu lâm đã quyết định đi khám. một số cơ sở y tế mà cô đã tới khám đều nói rằng cơn đau bụng mà cô phải chịu đựng không phải là đau bụng kinh thông thường mà là do bệnh cơ tuyến tử cung (lạc nội mạc trong cơ tử cung).

"cô bị lạc nội mạc cơ tử cung nặng, đây chính là thủ phạm khiến tình trạng đau bụng kinh ngày càng trầm trọng! hơn thế, cô sẽ khó có thai", lời của bác sĩ như sét đánh ngang tai hai vợ chồng tiểu linh.

Cô gái trẻ bị cơn đau bụng kinh hành hạ suốt nhiều năm, bác sĩ lắc đầu

Để giải quyết bệnh cơ tuyến tử cung, tiểu linh cũng không ngại ra nước ngoài để hỏi ý kiến các chuyên gia nước ngoài. nhưng các bác sĩ mà cô hỏi đều trả lời rõ ràng rằng "cô cần cắt tử cung, muốn có con thì tìm người mang thai giúp". điều này càng khiến vợ chồng cô khó chấp nhận.

Tình cờ đọc được thông tin về một trường hợp bệnh nhân hiếm muộn và bị đau bụng kinh được phẫu thuật cắt u nang buồng trứng và đã sinh em bé, tiểu linh vội vàng liên hệ ngay.

Giáo sư Trương, phó trưởng khoa Bệnh viện Sir Run Run Shaw Trường Đại học Y khoa Chiết Giang, đã tiếp nhận trường hợp của Tiểu Linh. Sau khi hoàn thành đánh giá liên quan đến khả năng sinh sản, BS Trương cho biết: Tình trạng tử cung của Tiểu Linh rất không đạt yêu cầu, nhưng may mắn thay, cô ấy còn trẻ và chức năng buồng trứng còn tốt.

"Chúng ta có thể cố gắng từng bước, trước tiên để thúc đẩy quá trình rụng trứng và phôi được bảo quản lạnh. Sau đó sẽ điều trị bệnh cơ tuyến tử cung, nếu cần thiết sẽ phải phẫu thuật. Đợi cho đến khi tình trạng của tử cung được cải thiện trước khi thả phôi. Nhưng bạn phải chuẩn bị tâm lý. Quá trình này hơi lâu và không thể thực hiện trong một sớm một chiều", BS Trương nói.

Cô gái trẻ bị cơn đau bụng kinh hành hạ suốt nhiều năm, bác sĩ lắc đầu

Dù sao, điều này cũng đã thổi bùng lên hy vọng trong lòng Tiểu Linh, cô quyết định sẽ thử dù con đường có khó khăn đến đâu.

Sau một thời gian chữa trị, tiểu linh được thực hiện phẫu thuật loại bỏ lạc nội mạc trong cơ tử cung (bệnh cơ tuyến tử cung) và điều trị cải thiện tình trạng tử cung. sau lần chuyển phôi thứ nhất, thai của cô bị sinh hóa nên bị hỏng, ở lần chuyển phôi thứ hai cô đã mang thai.

Sự chờ đợi cuối cùng đã có kết quả. Tuy nhiên, do mắc bệnh cơ tuyến tử cung, kinh nguyệt ra nhiều lại kéo dài, Tiểu Linh bị thiếu máu mãn tính và tình trạng đông máu cao. Đây là dấu hiệu báo động. Bản thân phụ nữ mang thai là nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh huyết khối tắc mạch, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể bị biến chứng nặng, thậm chí tắc mạch phổi, đột tử.

Nhóm của bs trương rất coi trọng tình trạng này của tiểu linh và theo dõi sát sao. ông nhấn mạnh với tiểu linh rằng cô không nên nằm lâu trên giường khi mang thai, nếu tức ngực và khó thở thì phải đến bệnh viện kịp thời. ở tuần thứ 37, tiểu linh đã sinh một bé trai khỏe mạnh và kháu khỉnh. tình trạng đau bụng kinh của cô cũng giảm rõ rệt.

Cô gái trẻ bị cơn đau bụng kinh hành hạ suốt nhiều năm, bác sĩ lắc đầu

Bệnh cơ tuyến tử cung là gì?

Bệnh cơ tuyến tử cung (tiếng Anh: adenomyosis) là tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung - lạc nội mạc trong cơ tử cung. Bình thường, biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon Sinh d*c nữ, tạo ra hiện tượng kinh nguyệt.

Trong một số trường hợp, khi mô tuyến này lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường với triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng dưới theo chu kỳ kinh nguyệt.

Bệnh cơ tuyến tử cung có xu hướng xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, với tỷ lệ mắc bệnh từ 7% đến 23%.

Các triệu chứng của bệnh cơ tuyến tử cung là gì?

Các triệu chứng lâm sàng chính của bệnh cơ tuyến tử cung bao gồm: đau bụng kinh dữ dội, rong kinh (thậm chí gây thiếu máu nặng) và vô sinh. những hệ lụy này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của người bệnh.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng u tuyến có liên quan đến vô sinh, có thể không chỉ cản trở quá trình cấy ghép bình thường của phôi thai mà còn gây ra hiện tượng phôi thai bất thường và Ph* thai sớm và muộn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-gai-tre-bi-con-dau-bung-kinh-hanh-ha-suot-nhieu-nam-bac-si-tham-kham-xong-thi-lac-dau-se-rat-kho-co-thai-20210115164944082.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY