Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Có nên ăn chuối khi bị tiểu đường?

Có những ý kiến rất khác nhau về việc liệu chuối có an toàn cho người bị tiểu đường hay không, vì chúng rất giàu tinh bột và đường.

Nhưng theo các bác sĩ, kiêng chuối trong chế độ ăn của người bị tiểu đường là sai lầm.

Bệnh nhân tiểu đường luôn được cảnh báo phải đặc biệt chú ý về con đường ăn uống để kiểm soát được chỉ số đường huyết. Trái cây tươi và hoa quả được cho là những thức ăn bổ dưỡng đối với cơ thể nhưng vì một nguyên nhân nào đó người tiểu đường vẫn cảm thấy e ngại với chúng, đặc biệt là hạn chế ăn chuối. Nhưng theo các bác sĩ, điều này là không cần thiết.

Có gì trong một quả chuối?

Chuối là một nguồn giàu chất xơ cũng như vitamin C, vitamin B6 và kali, có tác dụng như một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Trong khi B6 giúp bạn có một một tâm trạng tốt, vitamin C tăng cường cho hệ thống miễn dịch, kali giúp điều hòa huyết áp và các chất xơ giúp cơ thể bạn luôn sảng khoái.

Một nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng tinh bột trong chuối có thể có lợi cho việc tăng độ nhạy cảm insulin và giảm trọng lượng cho người béo phì bị tiểu đường tuýp 2.

Với những lý do trên, thật không có gì đáng ngạc nhiên khi loại hoa quả này được đánh giá là trái cây tươi được sử dụng phổ biến nhất tại Hoa Kỳ.

Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng chuối trong bữa ăn hàng ngày

Chuối chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, nhưng chúng cũng chứa nhiều carbohydrate (nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động). Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho rằng chuối rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nếu ăn điều độ và biết cách chọn lựa cho phù hợp.

Chuối không chín quá được khuyến khích sử dụng đối với người tiểu đường bởi trong giai đoạn này hàm lượng đường trong nó không nhiều như lúc đã chín kỹ. Sử dụng chuối khoa học và kết hợp với việc ăn các loại trái cây khác nhau giúp điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể của bạn.

Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến khích việc tiêu thụ chuối như một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý (cùng với quả việt quất và bưởi) ở bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể sử dụng chúng một cách điều độ để tránh khỏi tiểu đường type 2.

Tại sao người bị tiểu đường nên ăn chuối ương (chưa chín hẳn, chuối còn hơi xanh)

Khi chuối chín, tinh bột trong đó chuyển đổi thành đường. Một quả chuối chín có chỉ số đường huyết của các loại trái cây (GI - Glycaemic Index) là 60, trong khi đó một quả chuối chín tới có chỉ số đường huyết khoảng 40.

Hơn nữa, chuối chưa chín rất giàu tinh bột phản tính, một loại carbohydrate không tiêu hóa được có chức năng như chất xơ. Chuối càng xanh thì càng nhiều lượng tinh bột phản tính.

Đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên sử dụng chuối chín ương thay vì chín kỹ để hạn chế sự phản ứng với lượng đường huyết trong cơ thể bạn.

Tuy nhiên, lượng carbohydrate trong chuối cũng còn tùy thuộc rất nhiều vào kích thước của quả. Ví dụ, 1 quả chuối nhỏ (dài khoảng 10cm) chứa 18,5g carb (tính trên 100g sản phẩm). Mặt khác 1 quả chuối khoảng 15cm đã chứa 27g carb. Nếu 20cm thì lượng carbohydrate khoảng 35g.

Như vậy, những bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng chuối trong chế độ ăn uống. Biết cách ăn và lượng chuối tiêu thụ vừa phải sẽ không làm tăng lượng đường huyết trong máu mà còn bổ sung rất nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể.

Theo Linh Chi - Tuổi trẻ Thủ đô

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-nen-an-chuoi-khi-bi-tieu-duong-n268486.html)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY