Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Có nên đổi Thuốc điều trị tim mạch?

Tôi bị nhịp tim nhanh do hở van tim. Tôi đã uống Concor 5mg suốt nhiều năm nay và hiện sức khỏe thấy ổn định. Tuy nhiên, chị của tôi ở Sài Gòn lại nói không nên uống lâu quá một loại Thuốc mà nên đổi Thuốc. Chị ấy trước đây cũng uống Concor nhưng bác sĩ của chị kê đổi Thuốc.

Theo bác sĩ, ý kiến của chị tôi có đúng không? Thuốc Concor có những tác dụng phụ nào? Uống lâu ngày có bị gì không? (Trần Thanh Đức - Hòa Vang, Đà Nẵng)

Chào Thanh Đức,

Ý kiến của chị em là sai. Trong điều trị bệnh lý tim mạch, bác sĩ sẽ hạn chế tránh đổi Thuốc của bệnh nhân, trừ khi có chỉ định gì khác (như bệnh có thêm yếu tố mới, bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ của Thuốc...), hay do yêu cầu khách quan (hết Thuốc, Thuốc khó mua...).

Việc này không phải vì lười suy nghĩ mà đây là khuyến cáo của các hội tim mạch lớn, vì khi chọn lựa được một loại Thuốc phù hợp cho bệnh tình, người bệnh hạp Thuốc rồi thì việc đổi sang Thuốc khác không có lợi cho điều trị mà có thể gây hại.

Bất kỳ Thuốc nào cũng có tác dụng phụ đi kèm, vì Thuốc không phải là kẹo. Chuyển sang loại Thuốc khác để tránh những tác dụng phụ còn chưa xảy ra của Thuốc cũ thì sẽ phải đối diện với các tác dụng phụ có thể xảy ra của Thuốc mới.

Tôi không rõ bệnh của chị em vì sao cần đổi Thuốc, nhưng với cá nhân em, Thuốc concor được lựa chọn để điều trị bệnh nhịp tim nhanh do hở van tim là phù hợp rồi.

Rõ ràng là em uống Thuốc này nhiều năm nay vẫn thấy khỏe nghĩa là "Uống lâu ngày không bị gì". Còn việc uống Thuốc này có thể kéo dài đến đâu, khi nào mới có tác dụng phụ thì hiện không có nghiên cứu nào nêu ra, vì cơ thể mỗi người khác nhau, biến chuyển theo từng năm.

Cho nên khuyến cáo về tác dụng phụ của Thuốc chỉ chung chung cho số đông, việc theo dõi tác dụng phụ và duy trì hay chuyển đổi Thuốc là do người bệnh tái khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch quyết định, em nhé.

Thân mến.

Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang là giải pháp tốt cho tim, giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim, hỗ trợ giảm khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, phù hợp cho người bệnh suy tim, người mắc các bệnh mạch vành, bệnh hẹp hở van tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh.

Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên trong dòng Thực phẩm chức năng dành cho tim mạch có hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.

TPCN Ích Tâm Khang nên được uống trước ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ để đạt hiệu quả cao, nên dùng sản phẩm thường xuyên, liên tục hoặc tối thiểu từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt nhất.

AloBacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-nen-doi-thuoc-dieu-tri-tim-mach-n408162.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY