Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Có thể kiểm soát tốt bệnh hen? Dùng Thuốc nên biết

Trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, y học đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tìm hiểu cơ chế bệnh sinh của hen phế quản, nhờ đó đã cải thiện đáng kể chất lượng điều trị dự phòng bệnh.
Trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, y học đã có những tiến bộ đáng kể trong việc tìm hiểu cơ chế bệnh sinh của hen phế quản, nhờ đó đã cải thiện đáng kể chất lượng điều trị dự phòng bệnh. Tuy vậy, ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, hiện vẫn có tới gần 80% số bệnh nhân hen chưa đạt được kiểm soát hen theo định nghĩa của GINA. Theo một nghiên cứu gần đây, Việt Nam hiện có hơn 3,5 triệu người bệnh hen, trong đó, gần 60% số người bệnh chưa kiểm soát được bệnh hen. Rất nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bệnh hen, dưới đây là một số vấn đề thường gặp trong thực tế.

Kiểm soát môi trường sống và các yếu tố kích phát cơn hen: Có một số yếu tố mặc dù không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng có khả năng kích phát không đặc hiệu hoặc làm nặng các cơn hen, thường gặp nhất là khói, bụi, mùi thơm, gắng sức, thay đổi thời tiết, cảm cúm… Phát hiện và tránh tiếp xúc với các yếu tố này có vai trò rất quan trọng trong chiến lược điều trị kiểm soát hen. Các yếu tố kích phát cơn hen có tính cá thể, nhưng một số khuyến cáo có thể được đưa ra với hầu hết người bệnh hen như tránh tối đa việc dùng các loại rượu bia và các đồ uống có cồn, không hút Thuốc lá, tránh những nơi môi trường bị ô nhiễm (bụi, khói, hóa chất), tránh hoạt động gắng sức, tránh dùng thực phẩm chứa chất phụ gia có gốc sulfite, tránh xúc động mạnh... Một số loại Thuốc có thể gây khởi phát cơn hen nặng hoặc làm giảm triệu chứng của Thuốc cắt cơn hen như các Thuốc chống viêm giảm đau (aspirin, mofen, diclofenac), Thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol) cũng nên tránh sử dụng. Kiểm soát tốt môi trường sống có thể giúp giảm thiểu sự tiếp xúc của người bệnh hen với các loại dị nguyên gây bệnh như bọ nhà, phấn hoa, nấm mốc… Tránh dùng các vật dụng có khả năng bắt bụi cao như thảm, rèm treo, giặt chăn ga gối đệm thường xuyên giúp giảm số lượng các loại bọ nhà, tạo đủ ánh sáng và giảm độ ẩm trong nhà, lau sạch các vùng ẩm thấp giúp hạn chế sự phát triển của nấm mốc. Ngoài ra, nên đóng kín cửa và hạn chế ra ngoài khi phấn hoa rụng nhiều (trong khoảng từ 5-10 giờ sáng).

Phát hiện và điều trị các bệnh lý đi kèm: Hai loại bệnh lý thường đi kèm và có ảnh hưởng rõ rệt đến diễn biến của bệnh hen là viêm mũi dị ứng (VMDU) và trào ngược dạ dày thực quản. Theo một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây, 80-90% bệnh nhân hen có VMDU và 15% bệnh nhân VMDU có mắc hen. Có nhiều bằng chứng cho thấy, nếu không được điều trị tốt, viêm mũi dị ứng có thể làm tăng nặng triệu chứng và mức độ của hen, khởi phát các đợt hen cấp, làm tăng tỷ lệ nhập viện và cấp cứu liên quan đến hen. Trào ngược dạ dày thực quản cũng được chứng minh là có thể gây kích phát các triệu chứng hen về đêm do toan hóa ở đoạn cuối thực quản có thể gây kích thích thần kinh phế vị dẫn đến phản xạ co thắt phế quản. Bệnh nhân hen khó kiểm soát cũng nên được thăm dò tìm kiếm trào ngược dạ dày thực quản và điều trị thử theo kinh nghiệm với các Thuốc giảm tiết dịch vị. Việc tuân thủ dùng Thuốc và kỹ thuật dùng bình hít: Các vấn đề liên quan đến Thuốc xảy ra rất thường xuyên trong điều trị hen, ngay cả ở những quốc gia phát triển. dùng Thuốc dự phòng hen không đầy đủ theo chỉ định, đặc biệt corticoid dạng hít là lý do thông thường nhất khiến triệu chứng hen không ổn định, đặc biệt là ở trẻ em. Theo một khảo sát tại Anh, chỉ có 58% số liều corticoid dạng hít kê đơn được dùng trong thực tế và chỉ có 32% số liều được dùng đúng thời gian. Nguyên nhân của việc không tuân thủ điều trị có thể là do người bệnh quên dùng Thuốc hoặc không muốn dùng Thuốc. Ở các nước phát triển, hội chứng “sợ corticoid” xảy ra khá phổ biến ở bệnh nhân hen, mà nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa được thông tin đúng và đầy đủ về lợi ích và tác hại của nhóm Thuốc này. Trong một cuộc khảo sát gần đây tại châu Âu, tới 31% bệnh nhân hen không muốn dùng Thuốc điều trị, 28% không muốn dùng corticoid hít và 38% không muốn dùng corticoid uống.

Kỹ thuật dùng bình hít của người bệnh cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của việc điều trị dự phòng hen. Thuốc điều trị hen đường hít được phân phối chủ yếu qua 3 dạng dụng cụ hít là bình xịt định liều chuẩn, bình hít dạng bột khô và phun khí dung. Nếu bệnh nhân dùng dụng cụ hít không đúng kỹ thuật, sự lắng đọng Thuốc tại phổi sẽ bị giảm đáng kể, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân. Có nhiều bằng chứng cho thấy, việc dùng dụng cụ hít sai kỹ thuật xảy ra rất phổ biến trong thực tế. Theo một khảo sát tại Mỹ, có tới 71% bệnh nhân hen dùng bình xịt định liều chuẩn chứa corticoid không đúng kỹ thuật. Không những thế, không ít thầy Thuốc và nhân viên y tế hướng dẫn điều trị hen không chuyên khoa cũng không thể sử dụng dụng cụ hít đúng kỹ thuật. Trên đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả của việc điều trị dự phòng hen. Khi tình trạng hen của người bệnh chưa được kiểm soát, thầy Thuốc điều trị cần xem xét và giải quyết tốt tất cả các vấn đề trên trước khi quyết định tăng bậc điều trị.

Có một thông điệp xuyên suốt trong tất cả các bản hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen của Tổ chức Toàn cầu Phòng chống hen (GINA) trong hơn 1 thập kỷ qua, đó là “Bệnh hen không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát”, điều này có nghĩa là người bệnh không có triệu chứng ban ngày, không thức giấc ban đêm do hen, không có cơn hen kịch phát, không phải đi khám cấp cứu, không phải dùng Thuốc cắt cơn, không bị hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày và chức năng phổi bình thường hoặc gần bình thường.

BS. Nguyễn Hữu Trường (Trung tâm Dị ứng - mdls, bv Bạch Mai)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-the-kiem-soat-tot-benh-hen-dung-thuoc-nen-biet-14671.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh hen

Tin cùng nội dung

  • Ngày 25/4 tới, BV Bạch Mai sẽ tổ chức khám và tư vấn miễn phí hen phế quản cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
  • Bệnh hen suyễn gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng với người cao tuổi bệnh có thể dễ tái phát, tăng nặng, nhất là lúc thời tiết thất thường, lạnh, mưa, khô hanh hoặc ẩm ướt.
  • Bệnh hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp, không chừa một lứa tuổi nào. Người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao…
  • Con tôi bị hen đã lâu, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây bệnh có dấu hiệu tái phát, nhất là khi cháu mệt và khi giao mùa.
  • Con của chị gái tôi 5 tuổi, bị bệnh hen. Những ngày trở trời, cháu thường lên cơn hen nặng, rất khó thở.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen.
  • Tôi không bị hen nhưng con trai tôi lại bị hen từ nhỏ. Hiện tôi sắp sinh cháu thứ hai nên rất lo, không biết em cháu có bị lây bệnh không?.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY