Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Cỏ xạ hương - thần dược tốt cho thần kinh và hô hấp

Trên các vách núi đá hay vùng đất khô cằn ở châu Âu có những bụi cây cao khoảng 30cm...
Tác dụng của loại cỏ này đã được khẳng định từ xa xưa trong đời sống của người dân châu Âu, nó không chỉ mang lại giá trị nâng cao tinh thần mà nó còn là vị Thu*c hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, xương khớp…

Giá trị trong ẩm thực và biểu tượng tinh thần trong văn hóa truyền thống

Là một loài thực vật có hoa trong họ hoa môi, cỏ xạ hương (Thyme) có tên khoa học là Thymus vulgaris được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, trang trí và dược liệu. Nó thật sự là loại thảo dược quý. Mùi hương thơm quyến rũ của nó mang lại cảm giác dễ chịu, giúp cho con người thư giãn, cải thiện tinh thần tạo mùi thơm hấp dẫn hơn cho các món ăn. Trong ẩm thực châu Âu, cỏ xạ hương thường được gói cùng với rau mùi tây, lá bay tạo ra “bó hoa kiểu Pháp” và được cho vào súp, món hầm và các món ăn khác. Bởi giá trị dinh dưỡng rất đa dạng của cỏ xạ hương vừa tạo nên hương vị cho các món ăn lại vừa bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cỏ xạ hương còn được dùng để bảo quản thực phẩm chống hư hỏng, ôi thiu.

Không chỉ gắn với ẩm thực, cỏ xạ hương còn gắn với nền văn hóa truyền thống của nhiều nơi trên thế giới. Tên chi Thymus (chi Bách lý hương) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “can đảm” hoặc “để tẩy uế”. Người Hy Lạp cổ đại và người Ai Cập đã sử dụng tinh dầu xạ hương để ướp xác người ch*t. Nhiều nền văn hoá trên thế giới xưa đã sử dụng cây xạ hương để làm các nghi lễ tiễn biệt người đã khuất, sắc hoa màu tím nhạt của cỏ xạ hương được cho là nơi yên nghỉ cho các linh hồn. Người Hy Lạp cổ đại dùng cỏ xạ hương để đốt trong nghi thức tang lễ, giống như việc đốt hương nhang ở các nước châu Á trong đám tang.

cỏ xạ hương còn mang giá trị nâng đỡ tinh thần, có sức mạnh để nuôi dưỡng sự can đảm và thời Trung Cổ họ tin rằng vào điều đó. Các hiệp sĩ của triều đình thường được các quý bà trao tặng những chiếc khăn quàng cổ thêu một nhành cỏ xạ hương bên cạnh con ong là biểu tượng cho lòng dũng cảm và sự can đảm của họ.

Trong các câu truyện cổ của Hà Lan và Đức có hình ảnh chiếc giường có cỏ xạ hương là vật không thể thiếu trong ngôi nhà của các nàng tiên. Thời Trung Cổ, cỏ xạ hương được đặt dưới gối để giúp người nằm có giấc ngủ ngon và tránh gặp những cơn ác mộng. Các gia đình ở châu Âu, Úc, Mỹ thường có một chậu cỏ xạ hương trong góc nhà để tạo mùi thơm và đuổi côn trùng.

Tốt cho thần kinh và sức khỏe

cỏ xạ hương đã được sử dụng làm Thu*c từ thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên. Người Hy Lạp coi cỏ xạ hương là vị Thu*c giúp cải thiện trạng thái tinh thần, người La Mã sử dụng nó để điều trị chứng trầm cảm, lo âu và làm tỉnh những trường hợp bị ngất hoặc dùng sau cơn động kinh. Ở châu Âu từ thời Trung Cổ, cỏ xạ hương đã được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh như rối loạn tiêu hóa, xương khớp, ho, cúm và điều hòa kinh nguyệt. Những thế kỷ sau, cỏ xạ hương được dùng phổ biến trong điều trị các vấn đề tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tinh dầu xạ hương bắt đầu giữ vai trò sát khuẩn trong điều trị thương tích chiến trường.

Ngày nay, y học sử dụng cỏ xạ hương để trị liệu xoa bóp, điều trị ho, cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, hen phế quản, giảm có thắt cơ trơn dạ dày và ruột.

Trong cỏ xạ hương có chứa tinh dầu thơm (thymol, carvacrol, borneol, geraniol…) có tác dụng giảm ho, giảm khó thở (chống co thắt phế quản, làm chất nhày đường hô hấp dễ tống ra, làm dịu sự đau rát họng). Tinh dầu xạ hương còn có tác dụng thư giãn, chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của khối u, kháng vi khuẩn virut và nấm. Những tác dụng kể trên của cỏ xạ hương đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học và được chứng minh lâm sàng ở rất nhiều bệnh nhân trên thực tế. Không chỉ có tinh dầu, trong cỏ xạ hương còn chứa nhiều chất flavonoid có tính chống ôxy hóa đáng kể. Ngoài ra trong đời sống, tinh dầu xạ hương còn được sử dụng làm hương liệu thơm cho nước hoa, xà phòng thơm, mỹ phẩm, nước súc miệng, kem đánh răng…

Cách sử dụng cỏ xạ hương:

Trà: Dùng 1 muỗng cà phê lá xạ hương khô hoặc 2 muỗng cà phê lá xạ hương tươi hãm trong phích nhỏ 300ml. Sau đó đổ ra cốc, có thể cho thêm mật ong sẽ dễ uống hơn, ngon hơn. Khi ho nhiều có thể dùng ngày uống 3 lần, mỗi lần 100ml.

Thu*c sắc hoặc chế phẩm chiết xuất từ cỏ xạ hương: Thường được kết hợp với các loại thảo dược khác để điều trị các bệnh về hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…). Cách thức sử dụng cụ thể tùy theo hướng dẫn của thầy Thu*c.

Tạo mùi thơm giúp thư giãn tinh thần: Dùng đèn xông tinh dầu, cho nước vào bề mặt đĩa xông của đèn, nhỏ 5 - 7 giọt tinh dầu xạ hương, bật đèn để mùi hương lan tỏa trong phòng. Hoặc rang muối nóng già, đặt lên muối vừa rang 2 - 3 cành cỏ xạ hương tươi.

Tuy nhiên, cũng giống như các loại tinh dầu khác, tinh dầu xạ hương cũng được khuyến cáo không nên sử dụng liều cao hoặc sử dụng trong thời gian dài.

Tiến sĩ-Lương y: Phùng Tuấn Giang

(Chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam.)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/co-xa-huong-than-duoc-tot-cho-than-kinh-va-ho-hap-n139677.html)
Từ khóa: cỏ xạ hương

Chủ đề liên quan:

cỏ xạ hương thần kinh xạ hương

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) với khối u nặng 80kg được các bác sĩ chẩn đoán bước đầu là u sợi thần kinh. Vậy u sợi thần kinh là gì?
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY