Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cốc tinh thảo chữa đau mắt, đau răng

Cốc tinh thảo còn có tên là cỏ dùi trống, đầu đinh. Bộ phận dùng làm Thu*c là hoa và cuống hoa tự cán phơi hay sấy khô của cây cỏ dùi trống (Eriocaulon S*xangulare L.), thuộc họ cốc tinh thảo (Eriocaulaceae).
Sau khi gặt lúa xong thì cỏ xuất hiện, nhờ dư khí của lúa sinh ra cỏ nên gọi cốc tinh thảo.

Theo Đông y, cốc tinh thảo vị cay ngọt, tính bình; vào kinh Can. Có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, minh mục. Chữa phong nhiệt tích tụ, mắt có màng mộng, quáng gà, đau mắt, đau răng, đau đầu, đau cổ họng, chảy máu mũi, sốt, tiểu tiện khó. Ngày dùng 12 - 62g.

cốc tinh thảo được dùng làm Thu*c trị các chứng:

Tan màng mộng, sáng mắt: Dùng khi phong nhiệt làm cho mắt đỏ có mộng, sợ ánh sáng.

Bài 1: cốc tinh thảo 12g, phòng phong 12g. Sắc uống. Trị màng mộng ở mắt (viêm kết mạc).

Bài 2: cốc tinh thảo 63 - 125g, gan lợn 125g. Chưng lên uống. Trị trẻ cam tích, nhìn không rõ, mắt đỏ, sợ ánh sáng.

Bài 3: cốc tinh thảo 20g, vỏ hến nung 20g, cúc hoa 10g, thảo quyết minh 10g, khởi tử 8g. Các vị tán bột. Người lớn uống 12 - 15g/ngày; trẻ em 4 - 5g/ngày. Chữa quáng gà.

Bài 4: cốc tinh thảo 20g, kỷ tử 20g, cúc hoa 20g, thục địa 20g, phòng phong 30g. Sắc uống. Chữa viêm kết mạc, viêm giác mạc, quáng gà.

Bài 5: cốc tinh thảo 12g, mộc tặc 12g, thảo quyết minh 12g, sài hồ 8g. Sắc uống. Trị can thận đều hư gây đau mắt.

Trừ phong nhiệt, giảm đau. Trị chứng phong nhiệt gây đau đầu, đau răng, đau họng.

Bài 1: Bột cốc tinh long đởm: phục linh, xích thược, ngưu bàng tử, cốc tinh thảo mỗi loại 12g; kinh giới, mộc thông, long đởm thảo mỗi loại 8g; sinh địa 16g, hồng hoa 4g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị đau mắt đỏ kéo mộng, thiên đầu thống, đau răng do phong hoả.

Bài 2: cốc tinh thảo 20g, huyền sâm 16g, kinh giới, chi tử, mộc thông mỗi loại 12g; thanh ngâm 8g. Sắc uống. Chữa phong nhiệt gây nhức đầu, đau mắt.

Bài 3: cốc tinh thảo 20 - 50g. Sắc uống. Trị răng lợi sưng đau.

Bài 4: cốc tinh thảo, diệp hạ châu, rau má, diếp cá mỗi loại 30g; lá tre 20g. Sắc uống. Trị viêm gan vàng da.

Kiêng kỵ: Người bệnh âm hư huyết thiếu không dùng.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/coc-tinh-thao-chua-dau-mat-dau-rang-n142535.html)

Tin cùng nội dung

  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Ung thư võng mạc là một bệnh lý khối u ác tính nguyên phát, thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trường hợp là xảy ra ở một bên mắt.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY