Cây thuốc quanh ta hôm nay

Côn bố chữa bệnh bướu cổ

Côn bố là một loại tảo dẹt, người ta vớt côn bố ở biển, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt nhỏ thành sợi, rồi phơi khô. Côn bố có tên khoa học là: Laminasia japonica Aresch.

Người ta thấy trong thành phần côn bố có tới 60% Hydrat carbon ( chủ yếu là: algin, lactosan, pentosan, vitamin, protit và một số chất béo, tro toàn phần trong đó có iot, kali, sắt và canxi). Kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy côn bố có tác dụng tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, cường tim và hạ đường huyết, chống co giật và ngưng tập tiểu cầu, giảm mỡ máu, chống phóng xạ và ung thư.

Theo y học cổ truyền, côn bố có vị mặn, tính hàn, vào kinh tỳ, vị, thận, có tác dụng điều trị chứng lao hạch, bướu cổ, thủy thũng, làm mềm, tiêu u cục hay là chứng đàm kết thành khối, trị viêm đường tiết niệu, sưng đau tinh hoàn...

Dưới đây là một số bài Thu*c để bạn đọc tham khảo và áp dụng trong phòng và chữa bệnh từ côn bố:

Chữa chứng sưng đau hạch lympho: Côn bố 10g, huyền sâm 10g, mẫu lệ 15g, hạ khô thảo 15g, cương tằm 5g. Các vị Thu*c trên sấy khô, tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.

Chữa tuyến giáp trạng sưng to, đờm tụ thành khối: Côn bố, huyền sâm, bán biên liên, cải rừng tía mỗi vị 16g, sắc uống.

Chữa tràng nhạc, lao hạch, đờm hạch và bướu cổ: Côn bố sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 4g, bọc vào miếng bông, dùng giấm hay rượu tốt ngâm, ngậm, nuốt dần nước cốt, hễ hết hơi Thu*c lại thay miếng khác; cứ thay đổi 1, 2 lần để ngậm dần dần.

Chữa trị viêm phế quản mạn tính:  Côn bố 10g, sinh khương 3 lát. Sắc uống, có thể thêm đường cho dễ uống.

Hoặc dùng bài: Côn bố 100g, bách bộ 100g, tri mẫu 200g. Các vị Thu*c đem sao với mật rồi ngâm với rượu trắng vừa đủ. Sau 10-15 ngày dùng được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

Chữa trị đới hạ, tinh hoàn sưng đau: Côn bố 12g, quất hạch 12g, mẫu lệ 12g, tiểu hồi 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thủy thũng, bướu cổ, khí kết tụ ở bàng quang: Côn bố 60g, hành tươi, gừng tươi, vỏ quýt, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, nấu thành canh ăn với cơm gạo tẻ.

Chữa ung thư (nhọt) sưng cứng, bướu cổ, nuốt vướng (khó): Côn bố 40g, nấu hết mặn, phơi sấy khô, tán nhỏ, dùng 4g bọc bông để tẩm giấm ngậm nuốt nước dần, nhạt thì thay liều khác.

Chữa dưới cổ phồng lên túi hơi chắn thành bướu: Côn bố, hải tảo lượng bằng nhau, tán nhỏ, viên với mật hoàn viên, dùng 6g, ngậm nuốt nước.

Chữa tuyến giáp trạng sưng to, lâu kết hạch, đờm tụ thành khối: Côn bố, huyền sâm, cải rừng tía, bán biên liên mỗi vị 16g sắc uống.

Lương y Hoài Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/con-bo-chua-benh-buou-co-n166755.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh bướu cổ chữa bệnh

Tin cùng nội dung

  • Lá lốt không chỉ được dùng làm thực phẩm hàng ngày mà còn có thể dùng làm Thu*c chữa bệnh rất tốt.
  • Đây là yêu cầu được Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chính sách BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ các đối tượng có nghề lao động đặc thù
  • Nhiều người làm việc tại các công sở, tìm đến nhà ông lang Vương Văn Quả, nhờ bốc Thuốc chữa bệnh đau lưng, chứng bệnh mà hầu như người làm công việc văn phòng nào cũng gặp phải.
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY