Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Con mắt thứ 3 và bí mật đánh bay mọi cơn đau đầu, mệt mỏi chỉ với động tác day bấm đơn giản

Để giảm đau tức thì lại giúp giảm căng thẳng hiệu quả, giới chuyên gia khuyến cáo hãy nhanh chóng day bấm huyệt vị giữa trán theo cách này.

"Con mắt thứ ba" - Bí mật giúp giảm đau hiệu quả, người nhẹ nhõm hơn trong tích tắc

Trong cuộc sống hàng ngày, không thiếu những lúc bỗng dưng đầu óc bạn bị quay cuồng, nhức đầu hành hạ hai bên thái dương. Khi ấy bạn sẽ làm gì? Thông thường, chúng ta sẽ đưa 2 tay lên day hai thái dương cho bớt đau nhức. Hành động này mang tính bản năng thường thấy. Nặng hơn, bạn sẽ nhanh chóng tìm đến những viên Thu*c giảm đau.

Nhưng thực ra, đây đều là những việc làm chưa đúng. Để giảm đau tức thì lại giúp giảm căng thẳng hiệu quả, giới chuyên gia khuyến cáo hãy nhanh chóng day bấm huyệt vị giữa trán hay còn gọi là "con mắt thứ ba".

Để giảm đau tức thì lại giúp giảm căng thẳng hiệu quả, giới chuyên gia khuyến cáo hãy nhanh chóng day bấm huyệt vị giữa trán hay còn gọi là "con mắt thứ ba".

Y học cổ truyền trung quốc, y học cổ truyền ấn độ đều công nhận, day bấm huyệt vị giữa trán đúng cách sẽ giúp giảm đau nhức đầu cực tốt. không những thế, việc day bấm vào đúng huyệt vị này còn giúp làm dịu tâm trí, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi mãn tính, đau đầu, mỏi mắt và mất ngủ . nó cũng giúp giảm đau xoang và nghẹt mũi, đồng thời rất có lợi cho sự mất cân bằng về tinh thần và tình cảm.

Để day bấm huyệt vị "con mắt thứ ba" này rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhắm mắt lại, xác định vị trí của điểm giữa hai lông mày. Sau đó sử dụng ngón tay giữa từ từ nhấn lên điểm đó một vài giây đến 1 phút, sau đó thư giãn buông ra. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên vừa giữ điểm bấm huyệt vừa hít thở chậm và sâu.

Chuyên gia Đông y nhận định biết day bấm huyệt "con mắt thứ ba", sức khỏe cải thiện trông thấy

Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị y học cổ truyền) khẳng định, huyệt ở trán là huyệt quan trọng, nếu biết day bấm đúng cách sẽ có tác dụng không ngờ cho sức khỏe.

Theo đó, khi chạm vào bề mặt da trên trán, chúng ta sẽ kích hoạt trung tâm năng lượng dưới da. dùng lực nhẹ ấn vào sẽ nhanh chóng kích hoạt dòng chảy năng lượng trước đó bị chặn lại, là nguyên nhân gây ra cơn đau nhức đầu, mệt mỏi. từ đó, đau nhức vùng đầu mắt nhanh chóng được xua tan, căng thẳng, mệt mỏi nhanh chóng được giải tỏa.

Điều này được lý giải rất rõ trong y học cổ truyền Trung Quốc. Dòng chảy năng lượng rất cần thiết cho việc lưu thông, đảm bảo các chức năng của cơ thể. Khi dòng chảy được lưu thông, cơ thể tự khắc tràn đầy năng lượng. Điều đó có nghĩa là, khi day bấm đúng huyệt này trên trán sẽ sinh ra nguồn năng lượng bắt đầu ở đầu và chạy xuống phần còn lại của cơ thể.

Khi chạm vào bề mặt da trên trán, chúng ta sẽ kích hoạt trung tâm năng lượng dưới da.

"Nếu bạn bị bệnh vùng đầu, mắt, trán thì có thể day bấm huyệt vị ở giữa trán, đồng thời có thể day bấm cả huyệt ở sống lưng sẽ có công dụng giảm đau cực tốt, cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Kết hợp một số huyệt khác ở vùng đầu như huyệt thái dương, nhân trung, đỉnh đầu sẽ giúp bạn khỏe nhanh hơn", lương y Vũ Quốc Trung nói.

Vị lương y này cho biết thêm, huyệt sau sống lưng đặc biệt quan trọng, có quan hệ mật thiết với 12 huyệt trên cơ thể. Ví dụ, nếu bạn bị thận thì day bấm huyệt thận du, nếu bị bệnh tim thì day bấm huyệt tâm du, bị đại tràng thì day bấm huyệt đại trường du… Bạn có thể nhiều huyệt vị khác có liên quan để hỗ trợ khỏi bệnh nhanh hơn.

Điều quan trọng nhất là bạn cần biết cách day bấm, vì trong cơ thể mỗi người có hàng nghìn huyệt khác nhau. Bạn cần:

+ Tìm đúng vị trí của huyệt.

+ Xác định rõ huyệt đó chữa bệnh gì.

+ Day hoặc bấm ấn sâu vào huyệt.

Lương y Vũ Quốc Trung lưu ý, muốn đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần phải kết hợp day bấm các huyệt vị khác nhau với thời gian thích hợp tùy thuộc cơ thể yếu hay khỏe, không day bấm quá lâu một chỗ và nên dùng ngón cái để day bấm.

"Tuy nhiên, người bị bệnh ngoài da, huyết áp cao, đang bị ốm không nên dùng cách bấm huyệt chữa bệnh", lương y Trung cảnh báo. Không chỉ là day bấm huyệt "con mắt thứ ba", bất cứ ai mắc những bệnh lý trên muốn dùng cách day bấm huyệt vị chữa bệnh nói chung cũng không được tùy tiện. Do đó, nếu có vấn đề sức khỏe nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Tiểu Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/con-mat-thu-3-va-bi-mat-danh-bay-moi-con-dau-dau-met-moi-chi-voi-dong-tac-day-bam-don-gian-20201013143201169.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY