Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Công cụ giúp chấm dứt đại dịch năm 2022

Để chấm dứt đại dịch, các chuyên gia cho rằng thế giới cần tăng cường tiêm phòng, nghiên cứu sửa đổi vaccine nếu cần thiết và phân phối nguồn cung bình đẳng.

Trong buổi họp ngày 15/12, tiến sĩ maria van kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó covid-19 của tổ chức y tế thế giới (who), nhận định covid-19 có thể kết thúc trong năm 2022. đến ngày 20/12, tổng giám đốc who tedros adhanom ghebreyesus coi đây là nhiệm vụ của toàn thế giới. "2022 phải là năm chúng ta chấm dứt đại dịch", ông nói.

Theo bà kerkhove, bước vào năm thứ ba covid-19 lây lan, thế giới có những công cụ cần thiết để làm điều này. các nhà khoa học phát triển thành công vaccine và các loại thu*c đặc trị virus. nhiều quốc gia triển khai chiến dịch tiêm chủng hiệu quả. giới y tế nắm được nhiều thông tin về ncov hơn, dù biến chủng đang phát triển.

"Chúng ta có thể giảm số người ch*t và ngăn virus lây lan", bà Kerkhove nói, đăng trên tạp chí Nature Medicine vào tháng này.

Các chuyên gia phần lớn đồng ý hạn chế lây truyền cộng đồng và tăng cường khả năng miễn dịch thông qua tiêm phòng (trước khi bất cứ biến chủng nguy hiểm nào xuất hiện) là con đường trở lại cuộc sống bình thường. song kịch bản đại dịch 2022 còn phụ thuộc vào hai biến số: cách virus tiến hóa tác động vào hệ miễn dịch và cách xã hội phản ứng với mầm bệnh. "virus vẫn nằm trong tầm kiểm soát và đến nay chúng ta vẫn nắm quyền kiểm soát", bà kerkhove nói.

Khi omicron xuất hiện đúng thời điểm 2021 sắp kết thúc, michael osterholm, chuyên gia dịch tễ kỳ cựu - giám đốc trung tâm nghiên cứu và chính sách về bệnh truyền nhiễm của đại học minnesota, cảm thấy mờ mịt về con đường tương lai hơn so với 6 tháng trước. ông osterholm nói: "chúng ta phải xem xét lại những giả định trước đó của mình đối với đại dịch này. nhiều người từng cho rằng covid-19 giống cúm, hai năm nữa mọi thứ sẽ bình thường. nhưng tôi cho rằng dịch bệnh còn lâu mới kết thúc. chúng ta chưa rõ nó sẽ bùng phát thế nào trong vài ngày, vài tuần hay nhiều tháng tới".

Lý do cho quan điểm đó là đường cong dịch tễ nCoV tạo ra suốt hai năm qua. Các nhà khoa học không chắc chắn liệu nó giống cúm mùa, virus sẽ tiến hóa để cải tiến vaccine dần dần hay thay đổi đột ngột hơn.

Hai biến chủng Alpha và Delta xuất hiện đều có khả năng lây nhiễm cao hơn trước đó. Đến nay, Omicron đã chiếm ưu thế ở một số khu vực. Biến chủng mới nhất dường như làm giảm hiệu quả miễn dịch từ vaccine, song không trốn tránh được hoàn toàn.

"Không ai biết khi nào (biến chủng thoát miễn dịch tiếp theo) xuất hiện, cũng không ai biết chúng sẽ đột biến vượt trội như Omicron hay tiến hóa dần dần giống cúm mùa trước đây", chuyên gia sinh học tiến hóa Maciej Boni, giáo sư tại Trung tâm động lực học Bệnh truyền nhiễm Penn State tại Mỹ, cho biết.

Nếu covid-19 hoạt động giống cúm, các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi và sửa đổi vaccine, cập nhật phiên phản mới vài năm một lần đồng thời tiếp tục tiêm chủng cho cộng đồng.

Các chuyên gia chưa rõ có cần thiết kế riêng một loại vaccine dành riêng cho Omicron hay không. Báo cáo sơ bộ cho thấy vaccine vẫn có thể bảo vệ người dùng khỏi chuyển nặng. Tiêm liều vaccine tăng cường giúp nâng cao lượng kháng thể.

Một số bằng chứng ban đầu cho thấy Omicron ít gây triệu chứng nghiêm trọng hơn Delta. Giới khoa học chưa rõ điều này là do bản thân virus hay miễn dịch hiện có của cộng đồng. Song ở trường hợp nào, số ca mắc mới vẫn tăng nhanh, báo động trường hợp nhập viện sẽ cao hơn trong thời gian tới.

"Chúng tôi dự đoán biến chủng lan nhanh trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến các cộng đồng ít Thu*c và vaccine, ảnh hưởng của nó đến độ tuổi và tình trạng sức khỏe cũng khác nhau. Điều này tạo áp lực rất lớn cho hệ thống y tế", nhóm chuyên gia trong Ban Giám sát Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu, nhận định.

Câu hỏi đặt ra là liệu khả năng miễn dịch có thể giảm số ca nhập viện và t* vong đến đâu trong một thế giới đã triển khai vaccine một năm và chiến đấu với covid-19 trong hai năm.

Một người đàn ông được tiêm vaccine covid-19 tại trại thamhin, thái lan, ngày 25/10. ảnh: reuters

Giảm ca nghiêm trọng xuống mức "có thể chấp nhận được" trở thành tiêu chuẩn mới trong cho thành công chống dịch, bởi các nhà khoa học không nghĩ virus sẽ lùi xa quá sớm.

"Việc đến số ca nhiễm trùng sau tiêm không quan trọng bằng theo dõi kết quả tiêm chủng", giáo sư David Heymann, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London.

Theo ông Heymann, cách hiệu quả nhất để hiểu rõ tác động của biến chủng là theo dõi số ca nhập viện và T* vong sau tiêm. Đây mới là nhiệm vụ chính của vaccine. Vì tiêm chủng không thể ngăn chặn hoàn toàn Covid-19, các nước không nên đi theo chiến lược "miễn dịch cộng đồng", hoặc giảm số ca nhiễm xuống thấp đến mức virus không thể lây lan.

Thay vào đó, mục tiêu là xây dựng đủ miễn dịch từ cả tiêm chủng lẫn lây nhiễm tự nhiên để bảo vệ người dân khỏi triệu chứng nghiêm trọng và t* vong nếu mắc bệnh sau đó. điều này giúp ngăn tình trạng quá tải bệnh viện. phương án lý tưởng nhất là biến covid-19 trở thành mầm bệnh cúm mùa.

Các chuyên gia cho biết quá trình nhiễm nCoV đột phá thường ngắn và nhẹ hơn, F0 ít truyền bệnh hơn. Song họ chưa rõ điều này có đúng với Omicron hay không.

"Chìa khóa để kiểm soát dịch là tăng tỷ lệ bao phủ vaccine. Điều này giúp F0 có triệu chứng nhẹ hơn, dành chỗ điều trị cho những bệnh nhân nghiêm trọng thực sự cần dịch vụ y tế mà không làm căng thẳng hệ thống chăm sóc sức khỏe", phó giáo sư Ashley St John, Trường Y Duke-NUS ở Singapore, cho biết.

"Khi những biến chủng không thể kiểm soát bằng cách thức thông thường xuất hiện, chúng ta tiếp tục đề ra chiến lược mới để giải quyết", ông nói thêm.

Các chiến lược này bao gồm tiêm liều tăng cường cho người đủ điều kiện và phát triển phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, tỷ lệ tiêm chủng cao là giấc mơ quá xa vời với thế giới trong năm 2021, dù nhiều quốc gia đã cam kết sớm biến vaccine thành hàng hóa công cộng toàn cầu.

Theo ước tính của công ty phân tích airfinity, thế giới tiêm khoảng 11 tỷ liều vaccine trong năm 2021. song đến tháng trước, khoảng 80% nguồn cung đã được chuyển đến nhóm 20 nước phát triển. chỉ 0,6% lượng vaccine dành cho nước thu nhập thấp. ngay cả những nước giàu có như anh và mỹ cũng chỉ đạt tỷ lệ tiêm phòng 70-80%.

Các chuyên gia cho rằng hãng dược cần đảm bảo phân phối vaccine rộng rãi và bình đẳng bằng cách mở rộng sản xuất, chia sẻ nguồn cung nhiều hơn. Nếu không thực hiện điều này, thế giới sẽ tiến đến nhiều đợt bùng phát lớn, ca T* vong và nghiêm trọng chủ yếu ở các nước không đủ vaccine. Đây là cơ hội lý tưởng để các biến chủng né tránh miễn dịch xuất hiện.

Thục Linh (Theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cong-cu-giup-cham-dut-dai-dich-nam-2022-4406063.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY