Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Công dụng diệu kỳ của cây mướp ít người biết Y học cổ truyền

Quả mướp không những là thực phẩm bổ dưỡng trong những ngày hè, mà các bộ phận khác của cây mướp còn được dùng để chữa nhiều bệnh.

Bổ gân xương, chữa tê mỏi: 1 nắm hạt mướp, 2 nắm gạo, vài bộ chân gà to bậm (gà ta). Nấu nhừ cháo ăn. Dùng tốt cho người già, con trẻ yếu chân đi không vững.

Ho nhiệt có đờm khó khạc: hạt mướp 10g đập dập, lá mướp 16g. Nấu lấy nước uống.

Chữa phù thũng ở mặt, chân tay: nhân hạt giã, đốt cháy, tán nhỏ uống với ít rượu.

Chữa ít sữa: hạt mướp 20g, thông thảo 8g, mộc thông 8g. Nấu với chân giò heo đen (khúc dưới chân trước) uống nước, ăn móng giò. Dùng nồi đất nấu. Sách nói “kiến hiệu lạ thường”…

Tẩy giun sán: 40 - 50 hạt cho người lớn, trẻ em 30 hạt bỏ vỏ lấy nhân, ăn lúc đói hoặc giã nát uống với nước. Ngày 1 lần, trong 2 ngày.

Hoa:

Chữa phế nhiệt gây viêm mũi, ho đờm, chảy máu cam, mụn nhọt (trong uống ngoài đắp): lấy 10g hoa vào cốc hãm nước thật sôi già 10 - 15. Chắt nước cho mật ong hoặc đường phèn quấy đều. Uống nóng. Bã đắp nhọt đầu đinh.

Vỏ quả:

Người già khí huyết hư, yếu gân xương, đàm trệ: vỏ mướp 20g, khương hoạt 8g, đường mộc qua 8g, độc hoạt 8g. Nấu lấy nước uống thay trà. Theo sách thì “Rất hay”.

Lá:

Chữa rôm sẩy, dị ứng, mụn trứng cá, giời leo, bỏng, nước ăn chân: lá mướp tươi rửa sạch vắt lấy nước nguyên hoặc nấu nước trong uống ngoài bôi xoa tắm.

Dây và tua cuốn:

Viêm mũi mãn tính chảy nước đục vàng, mất khả năng ngửi: dây mướp 15g, cuống quả dưa hấu 30g thiêu tồn tính tán bột, trộn bột băng phiến 0,6g. Mỗi ngày hít ngửi 1 lần hoặc một đoạn dây mướp 1m gần gốc, thiêu tồn tính tán bột. Mỗi lần uống 5g với rượu ấm cho đến khi khỏi.

Ho gà : lấy giây ép lấy nước, hòa mật ong hoặc đường phèn hấp uống.

Viêm da thần kinh (do huyết nhiệt phong thịnh): thịt trai 30g, rau kim châm (hoa hiên) 15g, tua mướp 10g. Nấu canh ăn hàng ngày liền 1 tuần.

Chữa máu mủ chân răng: dây hoặc tua khô đốt thành than tán mịn xoa xát vào chỗ tổn thương, ngậm một lúc rồi nhổ đi.

Chữa nếp nhăn trên mặt: nước ép dây mướp 10ml, nước chanh 10ml, lòng trắng 1 quả trứng gà, mật ong vừa đủ đánh sủi bọt. Rửa mặt sạch rồi bôi hỗn dịch đó lên mặt, để khô rồi rửa mặt bằng nước sạch. Tuần 3 lần.

Rễ:

Chữa chốc lở mụn ghẻ chảy nước: nấu rễ mướp già ngâm rửa.

Chữa hoàng đản (da, mắt vàng): rễ mướp 5 đoạn giã nát, cho 1 bát nước nấu còn 8 phần lọc bỏ bã. Lấy nước hòa với ít rượu gạo để uống (Ty qua tửu - Nghiệm phương tân biên).

Xơ quả khô:

Trị chứng phế nhiệt ho đờm, các chứng đau tức ở mỏ ác, ở eo lưng, sưng đau tinh hoàn, ung nhọt: xơ mướp 8 - 10g nấu nước uống. Hoặc đốt tồn tính nghiền bột uống với ít rượu. Đồng thời lấy bột đó bôi lên chỗ đau.

Viêm tắc tia sữa : mướp cả quả khô cả hột đốt tồn tính tán mịn: mỗi lần 8g uống với ít rượu và xoa đắp lên vú.

​BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-dung-dieu-ky-cua-cay-muop-it-nguoi-biet-y-hoc-co-truyen-15160.html)

Tin cùng nội dung

  • Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lưỡng dinh dưỡng cao và và có nhiều dược tính. Vậy măng tây có lợi như thế nào đối với sức khỏe của con người.
  • Theo y học cổ truyền, hạt lười ươi có vị ngọt, nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi yết hầu, thanh trường thông tiện.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • (Mangyte) - Em được nghe nhiều người bảo là em có mụn vì đang tuổi dậy thì, vậy khi hết dậy thì là em không còn mụn nữa?
  • Cháu nhà em được 5 tuổi, cháu thường hay bị chảy máu mũi. Xin BS cho biết nguyên nhân và cách phòng bệnh này.
  • Xin hướng dẫn cho tôi cách xử trí khi bị chảy máu cam?.
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
  • Mụn trứng cá có thể làm hỏng làn da thiếu nữ nếu bạn gái không biết cách chăm sóc chúng đúng cách. Phương pháp chăm sóc da mặt đơn giản từ các thành phần tự nhiên như: mật ong, táo, bột bắp, chanh... giúp chăm sóc da mặt nhẹ nhàng sạch sẽ, sẵn sàng chống đỡ với mụn trứng cá.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY