Cây thuốc quanh ta hôm nay

Công dụng và cách dùng chữa bệnh của cây Thiên Niên Kiên

Theo Đông Y Thiên Niên Kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khử phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng. Thường dùng chữa phong hàn thấp nhức mỏi các gân xương, hoặc co quắp tê bại. Trong nhân dân, thiên niên kiện thường dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm Thu*c kích thích tiêu hóa.

Gía trị chữa bệnh của cây Thiên Niên Kiện

Cây thiên niên kiện được dân gian gọi là cây sơn thục, thần phục. Cây sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá hình tim sáng bóng, cuống lá dài tớ 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4 - 6 cm, không rụng; buồng 3 - 4cm, ngắm hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Qủa mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa tháng 4 - 6, mùa quả tháng 8 - 10.

Cây có ngồn gốc từ Malaysia và châu Đại Dương, mọc hoang ở rừng, nơi ẩm ướt cạnh suối hay dọc theo hai bên bờ khe suối. Cũng được trồng để làm Thu*c. Trồng bằng thân rễ. Thu hái thân rễ già, rửa sạch, chặt thành từng đoạn ngắn 10 - 20cm, sấy nhanh dưới nhiệt độ 50 độ C cho khô đều mặt ngoài rồi làm sạch vỏ, nhặt bỏ các rễ con, sau đó đem phơi hay sấy khô.

Trong rễ cây có khoảng 0,8 - 1% tinh dầu tính theo rễ khô kiệt. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chừng 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

Thiên Niên Kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khử phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa phong hàn thấp nhức mỏi các gân xương, hoặc co quắp tê bại. Trong nhân dân, thiên niên kiện thường dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm Thu*c kích thích tiêu hóa. Còn dùng trị đau bụng kinh, trừ sâu nhậy.

Thiên niên kiện còn là nguyên liệu chiết tinh dầu dùng làm hương liệu, và là nguồn nguyên liệu chiết linalol.

Cây thiên niên kiện - Homalomena occulta

Thiên niên kiện là một vị Thu*c trong đông y. Lá mọc so le, có cuống dài, màu xanh, mềm, nhẵn, phiến lá hình đầu mũi tên, mép nguyên mặt trên của lá có màu đậm hơn

Thiên niên kiện (Tên khoa học: Homalomena occulta) là loài thực vật thuộc họ Ráy (Araceae). Đây là loài bản địa của Việt Nam và các tỉnh miền nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam), mọc hoang tại các thung lũng, sườn đồi có độ cao từ 80 m đến 1.100 m.

Những bài Thu*c đông y dùng Thiên Niên kiện

Chữa phong hàn thấp, đau nhức các khớp, tê bại co quắp, gặp thời tiết chuyển lạnh thi đau nhiều:

- Rễ thiên nhiên kiện 8 -12g, rễ cây vù bò (sao vàng) 12 - 16g, dây đau xương (sao vàng) 12g, rễ cây bọ mẩy (tức đại thanh) 12g, củ ráy tía(sao vàng) 8g, rễ cây bạch hoa xà 8g, rễ cây gốc hạc (sao vàng) 12g, sắc với 750ml còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Nếu uống được với rượu thì thêm ít rượu hòa với Thu*c để uống. Có thể tán nhỏ, ngâm nước sôi 10 -15 phút rồi uống, khi uống pha thêm một ly nhỏ rượu trắng.

- Thiên niên kiện 3 phần, rễ và dây lá lốt 3 phần, rễ cơ xước 2 phần, rễ cà gai leo 2 phần, rễ cây gấc 2 phần, rễ cây tầm xọng (quýt gai, độc lực) 3 phần, quế chi 1 phần, tầm gửi cây đậu 3 phần.

Cách làm: cứ 1 kg Thu*c, sắc với 2 lít nước, còn lại 500ml, cho thêm đường và 1/ 10 rượu vào. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 - 50ml trước bữa ăn.

- Thiên niên kiện 30g, thổ phục linh 20g, tang chi 20g, tục đoan 20g, cẩu tích 20g, rễ cây đinh lăng 30g, huyết rồng 30g. Ngâm với 1 lít rượu trắng, sau 1 tuần là dùng được. Ngày dùng 30 -50ml trước bữa ăn.

Chữa đau dạ dày, đau bụng do lạnh:

Thiên niên kiện 8 - 10g, hương phụ 10g, trần bì 8g, hậu phác 8g, đạu ván 10g, gừng khô 6g, rễ cây đinh lăng 10g. Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa gãy xương, ngoại thương xuất huyết, tứ chi tê bại, đau dạ dày, viêm dạ dày và ruột, gân mạch khó co duỗi, phong thấp đau nhức xương:

Ngày dùng 6 - 12g dạng Thu*c sắc hay ngâm rượu uống. Thường phối hợp với cỏ xước, thổ phục linh, độc lực để trị tê thấp, nhức mỏi. Cũng dùng tươi giã ngâm rượu xao bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.

Chú ý: Người âm hư nội nhiệt, táo bón, nhức đầu không nên dùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cong-dung-va-cach-dung-chua-benh-cua-cay-thien-nien-kien)

Tin cùng nội dung

  • Lá lốt không chỉ được dùng làm thực phẩm hàng ngày mà còn có thể dùng làm Thu*c chữa bệnh rất tốt.
  • Đây là yêu cầu được Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chính sách BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ các đối tượng có nghề lao động đặc thù
  • Nhiều người làm việc tại các công sở, tìm đến nhà ông lang Vương Văn Quả, nhờ bốc Thuốc chữa bệnh đau lưng, chứng bệnh mà hầu như người làm công việc văn phòng nào cũng gặp phải.
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY