Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây Lấu, Lấu đỏ, Men sứa - Psychotria rubra

Thường được dùng trị: Cảm mạo, bạch hầu, viêm amygdal, viêm họng; Kiết lỵ, sốt thương hàn; Thấp khớp đau nhức xương, đau lưng. Lá dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, vết thương chảy máu, rắn cắn, viêm mủ da, đụng giập.

Hình ảnh cây Lấu, Lấu đỏ, Men sứa - Psychotria rubra (Lour.) Poir (P. reevesii Wall) thuộc họ cà phê- Rubiaceae.

Rất phổ biến khắp nước ta, trong các rừng thưa, các savan cây bụi từ Vĩnh Phú, Hoà Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái.

Cây mọc tự nhiên. Nhiều bộ phận của cây lấu đỏ được dùng làm Thu*c chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian: theo DS. Đỗ Huy Bích

Rễ: Thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua. Dược liệu có vị đắng, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, sinh cơ.

Chữa kiết lỵ: Rễ lấu đỏ 10g, sắc với 200ml nước còn 50ml nước, uống làm một lần trong ngày. Dùng 3-5 ngày.

Chữa vết thương chảy máu: Rễ lấu đỏ phối hợp với rễ sâm đại hành, vỏ cây me (liều lượng bằng nhau) phơi thật khô, tán nhỏ, rây thành bột mịn, rắc hằng ngày vào vết thương.

Thân: Tuốt bỏ lá, chặt ngắn, phơi khô, róc lấy vỏ để riêng. Khi dùng, lấy thân lấu đỏ phối hợp với thân cây vú bò, lá ba chẽ, thân cây bùng bục và rễ hoặc cành chua ngút, lượng mỗi thứ 10g, thái nhỏ, sắc với 400ml, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, chữa băng huyết, bạch đới, khí hư, đái ra máu.

Vỏ thân lấu đỏ và vỏ cây vải, mỗi thứ 30g, phơi khô, thái nhỏ, sắc uống chữa đau bụng, kiết lỵ ở phụ nữ sau đẻ.

Lá: Chỉ dùng lá bánh tẻ để tươi hoặc phơi, sấy khô. Dược liệu có vị đắng chát, tính bình, không độc, có tác dụng thu sáp, chỉ tả, tiêu độc cầm máu.

Chữa băng huyết, bạch đới: Lá lấu đỏ để tươi 20g, lá tiết dê 16g, lá huyết dụ 16g, giã nát, thêm nước, gạn uống.

Chữa tiêu chảy (do lạnh bụng): Lá lấu đỏ 20g, lá củ nâu hay lá sim 30g, sắc uống.

Chữa tiểu ra máu: Lá lấu đỏ 16g, rễ cây ráng 12g, lá huyết dụ 12g, lá tiết dê 10g, ngũ bội tử 4g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước gạn uống, làm một lần trong ngày.

Chữa sốt rét: Lá lấu đỏ 40g, lá na 40g, vỏ cây gòn 30g, lá thường sơn 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau răng, sâu răng: Vỏ lá lấu đỏ 50g, sắc đặc lấy nước ngậm.

Dùng ngoài: Lá lấu đỏ 50g, một nửa để tươi nấu nước rửa, nửa còn lại phơi khô, tán bột mịn, rắc chữa chàm, mẩn ngứa, mụn lở chảy nước. Để chữa vết thương chống nhiễm khuẩn, lấy lá lấu đỏ 50g, rửa sạch, thái nhỏ, nấu với nước cho đặc. Lọc bỏ bã, thêm nước đun sôi để nguội, để được một lít dung dịch, rồi hòa 20g phèn phi, đánh tan, dùng rửa vết thương nhiều lần trong ngày.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cong-dung-va-tac-dung-chua-benh-cua-cay-lau-lau-do-men-sua-psychotria-rubra)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY