Nghiên cứu đã ước tính tần suất lây truyền virus corona của người nhiễm trước khi các triệu chứng phát sinh.
Virus corona (SARS-CoV-2) là virus mới, nên các nhà khoa học đang cấp bách tìm để hiểu cách thức hoạt động của nó. Phát hiện từ các nghiên cứu để định hướng công tác ứng phó với dịch bệnh và giúp các cơ quan chức năng thiết kế các biện pháp can thiệp và ngăn chặn.
Các nhà khoa học từ Trường Đại học Texas ở Austin đang cố gắng tìm hiểu xem virus có thể lây lan nhanh chóng như thế nào. Những phát hiện gần đây của họ đang chờ công bố trên tạp chí Emerging Infectious Diseases.
Nghiên cứu có sự tham gia của các nhà khoa học từ Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Hồng Kông. Họ đặc biệt quan tâm tìm hiểu xem SARS-CoV-2 có thể lây lan nhanh đến mức nào.
2. Thời gian nối tiếp - thời gian từ khi một người phát triển triệu chứng của bệnh đến khi người thứ hai bị nhiễm và phát triển triệu chứng.
Họ giải thích rằng thời gian nối tiếp càng ngắn sẽ làm cho dịch bệnh càng khó kiềm chế và càng dễ lan nhanh.
“Ebola, với thời gian nối tiếp vài tuần, dễ kiềm chế hơn nhiều so với cúm, có thời gian nối tiếp chỉ vài ngày. Cơ quan y tế ứng phó với dịch Ebola có nhiều thời gian hơn để xác định và cách ly các trường hợp trước khi họ lây nhiễm sang người khác”, GS Lauren Ancel Meyers từ Đại học Texas ở Austin giải thích. “Các dữ liệu cho thấy virus corona có thể lây lan như cúm. Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải hành động nhanh chóng và tích cực để kiềm chế mối đe dọa mới này”.
Lây truyền thầm lặng xảy ra khi một người nhiễm virus không biểu hiện triệu chứng nào nhưng lại làm lây virus sang người khác. Nghiên cứu mới là một trong những nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng này của SARS-CoV-2.
Họ đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục nhất cho đến nay rằng người nhiễm có thể lây truyền virus trước khi các triệu chứng bắt đầu, một kịch bản được gọi là lây truyền tiền triệu chứng.
Các tác giả ước tính rằng những người chưa phát triển triệu chứng lây truyền cho khoảng 10% số trường hợp bệnh trong nghiên cứu.
Không rõ lây truyền không triệu chứng hoặc tiền triệu chứng đóng vai trò đến mức nào trong đại dịch virus corona. Nhưng những phát hiện này có thể giúp đưa ra dự đoán tốt hơn về cách thức hoạt động của virus.
Một số người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng và có khả năng chỉ 1-3% số người được gọi là người mang mầm bệnh không triệu chứng.
Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp Covid-19, có một độ trễ giữa nhiễm trùng và bắt đầu các triệu chứng, được gọi là thời gian ủ bệnh.
Một nghiên cứu gần đây tìm hiểu về thời gian ủ bệnh đã kết luận rằng khoảng thời gian trung bình để các triệu chứng phát triển là 5,1 ngày và 97,5% số người phát triển các triệu chứng trong vòng 11,5 ngày.
“Điều này cung cấp bằng chứng cho thấy các biện pháp kiểm soát rộng rãi, bao gồm cách ly, kiểm dịch, đóng cửa trường học, hạn chế đi lại và hủy bỏ các sự kiện tập trung đông người là rất cần thiết. Lây truyền từ người không có triệu chứng chắc chắn làm cho việc ngăn chặn dịch bệnh trở nên khó khăn hơn”.
Các tác giả của nghiên cứu cũng nói rõ rằng, khi số người nhiễm virus tăng lên, ước tính mới nhất của họ có thể thay đổi.
Với độ ngũ các nhà khoa học đang làm việc suốt ngày đêm để tìm hiểu cách thức hoạt động của virus, chúng ta sẽ cần chờ thêm dữ liệu trước khi có thể đưa ra kết luận chắc chắn về tỷ lệ lây truyền thầm lặng.
Chủ đề liên quan:
ca bệnh Covid 19 dịch viêm phổi Vũ Hán lây truyền triệu chứng truyền virus corona virus Corona Vũ Hán