Tim mạch hôm nay

Khoa tim mạch là một phân ngành quan trọng thuộc khối y học lâm sàng, với mọi hoạt động chẩn đoán và điều trị chuyên môn về các bệnh lý liên quan đến hệ thống tuần hoàn, là một cơ quan có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến sự sống của con người. Khoa tim mạch được phân thành Nội Tim mạch và Ngoại Tim mạch.

Cứ 3,5 người lại có 1 người bị huyết áp cao, BS khuyên nên ăn 2 nhiều 2 ít để cứu mạng

Bệnh huyết áp cao được xem là sát thủ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đe dọa tính mạng. Việc ăn uống để phòng bệnh là điều ai cũng nên làm.

Huyết áp cao là "sát thủ" đứng hàng đầu đe dọa sức khỏe

Bệnh huyết áp cao hay tăng huyết áp chủ yếu được biểu hiện bằng triệu chứng tăng huyết áp động mạch và cũng là một bệnh quan trọng đe dọa sức khỏe con người, thậm chí có tỉ lệ Tu vong cao, được mệnh danh là "sát thủ".

Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp có triệu chứng nhẹ ở giai đoạn đầu.

Khi cơ thể có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, khó chịu, mệt mỏi, hoặc tê và cứng ở ngón tay, hoặc đau ở chi dưới khi đi bộ, nên đi kiểm tra huyết áp thường xuyên hoặc đến bệnh viện để kiểm tra.

Bởi vì đây là những triệu chứng của huyết áp cao, nếu bạn không can thiệp và điều trị kịp thời, nó có thể gây ra các biến chứng của tổn thương mạch máu và nội tạng.

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn nói với chúng ta rằng, khi có các triệu chứng của một cái gì đó không đúng với cơ thể, nó có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó. Lúc này, hãy đến bệnh viện để kiểm tra.

Đồng thời, hãy chọn thực phẩm thích hợp để sắp xếp và điều hòa tình trạng sức khỏe dựa trên kết quả kiểm tra sau khi khám, vì các bệnh có liên quan nhiều đến cấu trúc chế độ ăn uống không hợp lý, đặc biệt đối với các bệnh mãn tính như tăng huyết áp.

Sức khỏe của bạn sẽ trở nên an toàn hơn và hiệu quả hơn khi sử dụng thực phẩm giúp giảm huyết áp mỗi ngày.

Chúng ta đều biết rằng, tăng huyết áp hay huyết áp cao cũng là bệnh mạn tính phổ biến thứ hai sau bệnh tiểu đường. Có nhiều yếu tố dẫn đến tăng huyết áp, như nhịp sống bất thường, căng thẳng tinh thần kéo dài, bị rơi vào cảm xúc kích động, sốc đột ngột,… nhưng yếu tố tác động nhiều hơn là do chế độ ăn uống không hợp lý.

Các khảo sát thống kê cho thấy, số lượng bệnh nhân tăng huyết áp đang tăng lên hàng năm, do đó, điều quan trọng hơn là chúng ta nên sớm điều chỉnh và ổn định huyết áp bằng cách tuân thủ nguyên tắc ăn uống "2 nhiều hơn và 2 ít hơn" trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Chế độ ăn 2 nhiều hơn

1. Ăn nhiều loại ngũ cốc hơn

Các loại ngũ cốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất xơ thô, và chúng có các chức năng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại.

Ví dụ, đậu nành có tác dụng giải độc và nuôi dưỡng bồi bổ cơ thể rất tốt, cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, hạ lipid máu và hạ huyết áp.

Một ví dụ khác là ngô, có tác dụng làm giảm độ ẩm và nhiệt, thúc đẩy chức năng gan và túi mật hoạt động tốt hơn, hạ lipid máu, hạ huyết áp và tăng cường chức năng hoạt động của trí não. Vì vậy, bạn hãy tăng cường ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt trong cuộc sống hàng ngày.

2. Ăn nhiều lạc/đậu phộng hơn

Lạc là một loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống, nhưng nhiều người không biết rằng lạc là thực phẩm rất tốt cho việc bổ máu. Vỏ lụa của hạt lạc có thể làm tăng hàm lượng tiểu cầu, và lạc chứa nhiều axit béo không bão hòa, cũng là chất bổ dưỡng cho những người yếu.

Các nghiên cứu chứng minh rằng ăn lạc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, có thể giúp giảm chất béo trong các mạch máu và làm cho các mạch máu thông suốt và mở rộng hơn.

Chế độ ăn 2 ít hơn

1. Nên ăn ít muối hơn

Thông thường khi chúng ta ăn, sẽ có xu hướng nghiện muối bởi thích sự đậm vị, do đó sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng tiêu thụ nhiều natri hơn so với nhu cầu của cơ thể và nếu natri vượt quá tiêu chuẩn, nó sẽ gây ra các bệnh như tăng huyết áp và thậm chí là tăng natri máu.

Vì vậy, tốt nhất là giữ tinh thần giảm ăn muối, khống chế chỉ khoảng trong vòng 6 gram mỗi ngày. Tất nhiên, lời khuyên về định mức muối cũng bao gồm việc chú ý những món dưa chua, miso, nước sốt, thịt hun khói, xúc xích,… thực phẩm chế biến sẵn với hàm lượng muối cao.

Cơ thể con người cần rất nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày, đặc biệt là những người bị huyết áp cao nên ăn uống nhẹ nhàng hơn và ít mặn hơn.

2. Nên ăn ít calo hơn

Khi thức ăn đang được chế biến trong chảo dầu, nó sẽ tỏa ra mùi thơm quyến rũ, thơm nhưng không béo ngậy, cứng bên ngoài và mềm bên trong, sẽ luôn khiến người ta phải thèm thuồng và ăn nhiều hơn. Đó cũng là lý do mà càng ngày càng có nhiều người thích ăn đồ chiên, rán bởi nó làm tăng sự thèm ăn.

Nhưng khi bạn ăn nhiều, huyết áp sẽ phản kháng lại bạn, và thực phẩm có hàm lượng calo cao sẽ làm tăng hàm lượng lipid trong máu, ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu và thậm chí gây ra các cục máu đông.

Nếu bạn muốn giữ cho mình không bị huyết áp cao, bạn phải ăn ít thực phẩm chiên, thịt mỡ và bánh chứa bơ có hàm lượng calo cao.

    Con của bạn sẽ cao "lừng lững" nếu áp dụng đủ 9 tuyệt chiêu giúp tăng trưởng chiều cao này

Thực tế cho thấy rằng, bạn sẽ không cần phải sợ nếu bạn bị huyết áp cao. Hãy sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý, ăn càng hợp lý càng tốt và tập thể dục phù hợp để tránh thừa cân, béo phì.

Sau đó, cần phải bỏ Thu*c lá và kiểm soát lượng rượu uống vào, đồng thời cần duy trì một tâm trí bình tĩnh và tránh sự thay đổi tâm trạng đột ngột.

Đây là những lời khuyên vô cùng hữu ích để làm giảm và điều trị chứng huyết áp cao. Hãy ghi nhớ và thực hiện mỗi ngày.

*Theo Health/Sohu

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/cu-35-nguoi-lai-co-1-nguoi-bi-huyet-ap-cao-bs-khuyen-nen-an-2-nhieu-2-it-de-cuu-mang-2020072216334069.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY