Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Cứ hễ “lên đỉnh” là cơ thể lại phản ứng theo cách đáng xấu hổ này, người phụ nữ lần lượt bị 3 người bạn trai chia tay phũ phàng

Căn bệnh này không chỉ khiến cho chị em xấu hổ trong khi quan hệ T*nh d*c, mà nếu nó xảy ra với những phụ nữ chưa từng sinh đẻ hay mang thai cũng rất đáng lo ngại.

Một

Câu hỏi này liên quan đến tình trạng mà cô mắc phải nhiều lần khi quan hệ T*nh d*c với bạn trai. Đó là khi quá hưng phấn, cô không thể kiểm soát được và đều... đi tiểu không kiểm soát. Cô xấu hổ cho biết do lần nào mình cũng tiểu tiện lên toàn bộ người bạn trai, ướt đẫm cả ga giường. Mùi nước tiểu nồng nặc khiến cho cả

Để trả lời câu hỏi của người phụ nữ kia: "Điều đó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?", bác sĩ Trịnh nói rằng bản chất nước tiểu là vô trùng. Chẳng hạn khi trong bụng mẹ, thai nhi đi tiểu trong bọc nước ối rồi lại uống lại, điều này hoàn toàn tự nhiên nên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi nghe giải thích, người phụ nữ này cảm thấy nhẹ nhõm, nhưng nghĩ đến tâm trạng của những người bạn trai trước đây, cô vẫn muốn nhờ cậy đến bác sĩ tư vấn thêm.

Bác sĩ Trịnh chia sẻ thêm rằng, những người phụ nữ không mang thai và chưa sinh con thường không có tình trạng "đi tiểu không tự chủ" trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi quan hệ, ngay cả khi bàng quang được làm trống trước đó, sau khoảng nửa giờ, lúc phụ nữ hưng phấn vẫn sẽ có một lượng nước tiểu tiết ra. Rất nhiều phụ nữ sẽ đi tiểu một chút tại thời điểm đạt được cực khoái, chủ yếu là do co thắt xương chậu.

Người phụ nữ này cũng chia sẻ thêm rằng, sau khi đi khám một số nơi thì họ cũng cho cô sử dụng Thu*c chữa trị tình trạng đi tiểu này, nhưng cô từ chối vì nghĩ: "Tôi chỉ đi tiểu không kiểm soát được trong khi quan hệ mà phải uống Thu*c mỗi ngày. Tôi không chấp nhận điều đó". Do đó, cô chỉ có thể nhắc nhở bản thân mình nhớ đi tiểu trước khi đi ngủ hoặc trước khi quan hệ T*nh d*c.

Khi được hỏi về cách phân biệt giữa xuất tinh nữ và đi tiểu không tự chủ. Bác sĩ Trịnh Sảng cho biết trước khi đạt được điểm G (điểm cực khoái), một lượng nhỏ chất lỏng khoảng vài cc được tiết ra, sau đó là nước tiểu được đẩy ra khỏi bàng quang, thường là từ hàng chục đến hàng trăm cc. Phụ nữ có thể dễ dàng phân biệt được điều này, ngoài ra để biết chính xác hơn, bác sĩ thường kiểm tra nitơ urê và creatine trong chất lỏng.

Những loại tiểu không tự chủ thường gặp nhất

Theo bác sĩ Trần Nghĩa Nhân, trưởng khoa sản tại bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc (Taipei Veterans General Hospital) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định đi tiểu không tự chủ là một vấn đề sức khỏe quốc tế. Nó được chia thành 3 loại chính là:

- Căng thẳng không tự chủ: Tình trạng này được gây ra bởi một số hoạt động thể chất như tập thể dục, ho, hắt xì, cười... Những hoạt động như vậy gây căng thẳng lên cơ vòng giữ nước tiểu trong bàng quang, nếu có sự căng thẳng thêm vào sẽ khiến cơ bắp giải phóng nước tiểu.

- Thúc giục không tự chủ: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể mất kiểm soát bàng quang sau khi trải qua một sự thôi thúc đột ngột và mạnh mẽ.

- Tiểu không tự chủ: Tình trạng này xảy ra nếu bạn không làm trống bàng quang hoàn toàn sau khi đi tiểu. Nước tiểu còn sót lại có thể rò rỉ từ bàng quang.

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ

- Sự lão hóa

Khi cơ thể già đi, các cơ nâng đỡ bàng quang trở nên yếu hơn, điều này làm tăng nguy cơ mắc chứng đi tiểu không tự chủ. Vì vậy, để duy trì cơ thể và bàng quang khỏe mạnh, mọi người cần duy trì các thói quen và lối sống lành mạnh.

- Bị tổn thương

Nếu cơ chậu hỗ trợ bàng quang bị tổn thương, có thể bị gây ra bởi một số phẫu thuật như cắt tử cung... hoặc do kết quả của việc mang thai và sinh nở.

- Ung thư

Ung thư tuyến tiền liệt hoặc bàng quang có thể gây ra đi tiểu không tự chủ. Trong một số trường hợp, việc điều trị ung thư cũng có thể khiến việc kiểm soát bàng quang trở nên khó khăn hơn. Ngay cả khối u lành tính cũng có thể gây ra tình trạng này.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:

- Táo bón.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Sỏi thận .

- Viêm tuyến tiền liệt.

- Viêm bàng quang.

- Tác dụng phụ của một số loại Thu*c như Thu*c huyết áp, Thu*c giãn cơ, Thu*c an thần và một số Thu*c trợ tim.

- Một số lối sống không lành mạnh cũng có thể gây ra đi tiểu không tạm thời như uống nhiều bia rượu, cà phê...

Theo Ettoday & Healthline

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cu-he-len-dinh-la-co-the-lai-phan-ung-theo-cach-dang-xau-ho-nay-nguoi-phu-nu-lan-luot-bi-3-nguoi-ban-trai-chia-tay-phu-phang-20200109141518666.chn)

Tin cùng nội dung