Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Củ nâu - Vị Thuốc chữa nhiều bệnh Y học cổ truyền

Củ nâu còn có tên là thự lương, giả khôi, khoai leng, má bau (Thái),... Tên khoa học là Dioscorea cirrhosa Lour. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
củ nâu còn có tên là thự lương, giả khôi, khoai leng, má bau (Thái),... Tên khoa học là Dioscorea cirrhosa Lour. Thuộc họ củ nâu">củ nâu (Dioscoreaceae).

Theo Đông y, củ nâu có vị ngọt chát, hơi chua; tính bình, không độc. Có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, lý khí, chỉ thống. Dùng chữa sản hậu đau bụng, kinh nguyệt bất điều, băng lậu, nội thương thổ huyết, phong thấp xương khớp đau nhức, kiết lỵ, mụn nhọt, ngoại thương xuất huyết... Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, củ nâu có tác dụng cầm máu, tăng co bóp tử cung và sát khuẩn. Ngày dùng từ 3-9g; Sắc lấy nước, nghiền mịn hoặc mài uống; Dùng ngoài nghiền mịn hoặc mài lấy nước bôi.

Một số cách sử dụng củ nâu chữa bệnh

Chữa đi lỵ ra máu mũi: Dùng bã củ nâu đốt tồn tính, tán nhỏ, uống với nước cơm; ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 3g.

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ:Dùng củ nâu thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngày dùng 10-20g, sắc chia 2-3 lần uống trong ngày. Có thể tán bột, uống mỗi lần 2-3g, ngày 2-4 lần. Hoặc dùng lá củ nâu, lá lấu, lá sim, mỗi thứ 20g, sắc uống.

Chữa liệt nửa người:Dùng 60g củ nâu ngâm trong 500ml rượu trắng trong 5 ngày. Chiết lấy rượu, ngày uống 15-30ml trước khi đi ngủ.

Chữa đau xương khớp:Dùng 15g củ nâu sắc lấy nước, hòa thêm rượu vào uống.

Chữa sản hậu đau bụng:Dùng củ nâu 9g, sắc với rượu trắng uống.

Chữa bị thương gãy xương: Dùng củ nâu giã nhỏ để bó và băng nẹp lại, sau khi đã nắn chỉnh lại như cũ.

Chữa khí hư: Dùng củ nâu 20g sao đen, mẫu lệ 12g, ích trí nhân 12g, bạch đồng nữ 20g, đẳng sâm 40g, kim anh 12g, thán khương 8g; sắc, chia 2 lần uống trong ngày.

Lương y

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cu-nau-vi-thuoc-chua-nhieu-benh-y-hoc-co-truyen-15150.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân và rìa các ngón, có tên khoa học là Dysidrose.
  • Mang thai là một hành trình dài cần chuẩn bị đầy đủ sức khỏe của người mẹ, do đó phải luôn cẩn thận trong mọi thứ, nhất là ăn uống.
  • Tại nhiều nước Malaysia, Campuchia, Philippines, người ta dùng nước sắc vỏ măng cụt để làm Thu*c chữa đau bụng đi tiêu chảy, chữa lỵ, có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản (vàng da). Cách dùng như sau:
  • Vào ngày nắng hè, cần hấp thu một số thức ăn giàu dinh dưỡng, những rau quả chứa nhiều vitamin... nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Dưới đây là một số món ăn dễ chế biến đáp ứng được nhu cầu này.
  • Khi trẻ bị viêm VA, cần tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào, những món ăn giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao vì sẽ làm tăng triệu chứng khó thở.
  • Không chỉ được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng, ăn lạc rất có lợi cho sức khỏe và có thể phòng ngừa được một số bệnh.
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu một số món ăn dễ chế biến đáp ứng được nhu cầu này.
  • Đông y coi ngũ gia bì là một vị Thu*c có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp chủ trị đau bụng, yếu chân... Theo tài liệu cổ, ngũ gia bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận.
  • Tính chất của củ nâu theo tài liệu cổ là vị ngọt, tính hàn, không có độc, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, dùng chữa ho, hòn khối trong bụng, đau bụng dưới, chữa xích bạch đới, băng huyết.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY