Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cuộc chạy đua xét nghiệm RT-PCR tại Bệnh viện Bạch Mai

(HNMO) - Bệnh viện Bạch Mai là một trong bốn đơn vị được Bộ Y tế và thành phố Hà Nội đề nghị tham gia xét nghiệm RT-PCR cho hơn 75.000 người từ Đà Nẵng về Hà Nội...

(hnmo) - 19h ngày 8-8, khoa vi sinh của bệnh viện bạch mai tất bật hơn hẳn ngày thường khi tiếp nhận hơn 1.000 mẫu xét nghiệm sars-cov-2 do trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) hà nội chuyển đến. thạc sĩ - bác sĩ trương thái phương, trưởng khoa vi sinh yêu cầu các nhân viên tập trung cao độ để tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới mà bộ y tế và thành phố hà nội giao, sớm hoàn thành xét nghiệm rt-pcr cho 40.000 mẫu.

Đây là việc quan trọng đối với hà nội lúc này, vì chỉ có xét nghiệm rt-pcr nhanh thì thành phố mới sớm phát hiện những ca dương tính trong số hơn 75.000 người đi đà nẵng trở về từ ngày 15-7, từ đó sớm khoanh vùng, dập dịch. khối lượng công việc nhiều, thời gian gấp, đòi hỏi các y, bác sĩ, kỹ thuật viên phải dồn tổng lực để hoàn thành việc xét nghiệm.

Những "ong thợ" làm việc xuyên đêm

Bác sĩ trương thái phương tất bật bao quát công việc của 4 khu vực thực hiện quy trình xét nghiệm rt-pcr. đôi mắt thâm quầng lằn trên đường viền của chiếc khẩu trang y tế do thiếu ngủ nhiều ngày. từ ngày 8-8 đến nay, khoa vi sinh đã tiếp nhận gần 20.000 mẫu xét nghiệm do cdc hà nội chuyển đến. các mẫu xét nghiệm còn lại vẫn tiếp tục gửi về, thường tập trung vào lúc 18-19h hằng ngày. tất cả y, bác sĩ, kỹ thuật viên của khoa vi sinh đều nỗ lực làm việc, quên ngày đêm để hoàn tất nhiệm vụ được giao. 

Bệnh viện bạch mai là một trong bốn đơn vị được bộ y tế và thành phố hà nội đề nghị tham gia xét nghiệm rt-pcr cho hơn 75.000 người từ đà nẵng về hà nội từ ngày 15-7. đây là đơn vị có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao trong việc xét nghiệm nên được bộ y tế giao hoàn thành 40.000 mẫu xét nghiệm, từ nay đến trước ngày 20-8. 

Khoa vi sinh của bệnh viện bạch mai ngày thường phải bảo đảm làm các nhiệm vụ xét nghiệm vi khuẩn nuôi cấy, xét nghiệm huyết thanh học để phục vụ cho công việc khám, chữa bệnh. kể từ đợt dịch covid-19, phòng còn thực hiện xét nghiệm vi rút sars-cov-2. phòng hiện có gần 40 người, trong đó có 22 người làm các quy trình xét nghiệm. 

"Chưa bao giờ chúng tôi thực hiện khối lượng công việc đồ sộ với khoảng thời gian ngắn như vậy. Thách thức là có nhưng không vì thế làm khó chúng tôi. Khoa Vi sinh hiện nay không khác gì một công trường, chúng tôi là những "ong thợ" khẩn trương để hoàn thành tiến độ", bác sĩ Trương Thái Phương bày tỏ.

"chỉ huy trưởng" của "công trường xét nghiệm" trương thái phương thông tin thêm, khi dịch covid-19 xâm nhập việt nam, khoảng đầu tháng 2-2020, bệnh viện bạch mai đã tổ chức đào tạo cho tất cả kỹ thuật viên, nhân viên khoa vi sinh thực hiện quy trình xét nghiệm vi rút sars-cov-2. những người trước kia chỉ quen làm công việc xét nghiệm thông thường, giờ đây đã thành thạo thực hiện được xét nghiệm sars-cov-2 bằng phương pháp rt-pcr. khi nhận nhiệm vụ mới là giúp thành phố hà nội xét nghiệm 40.000 mẫu bằng kỹ thuật rt-pcr, bệnh viện bạch mai đã bổ sung và mượn thêm trang thiết bị để nâng cao năng lực xét nghiệm.

"chúng tôi có thể xét nghiệm được hơn 4.000 mẫu/ngày", bác sĩ phương cho biết. nhưng để hoàn thành được số lượng đó, khoa vi sinh với gần 40 nhân sự phải tổ chức phân bổ lại lao động. 1/3 nhân sự tiếp tục bảo đảm, duy trì các công việc chuyên môn hằng ngày, số còn lại tập trung cho việc xét nghiệm sars-cov-2. trưởng phòng chia các kíp trực (mỗi kíp hơn 10 người), bảo đảm trực làm việc 24/7 để gối nhau hoàn thành công việc. 

"Chúng tôi làm việc xuyên đêm, người này mệt thì người khác thay thế. Các kíp luân phiên thực hiện đủ quy trình: Nhận mẫu, dán code, chạy máy, phân tích kết quả và trả kết quả... Quy trình khép kín đó phải bảo đảm không có thời gian nào đứt gãy. Những ngày gần đây, rất nhiều người thức xuyên đêm để hoàn thành tiến độ", bác sĩ Phương nói.

Đặt trách nhiệm vào từng khâu xét nghiệm

Kỹ thuật viên lê đức linh (sinh năm 1994), thuộc tốp trẻ nhất khoa vi sinh (bệnh viện bạch mai). anh linh là một trong 6 cán bộ, kỹ thuật viên của khoa vi sinh được bệnh viện bạch mai điều động đến các bệnh viện của đà nẵng, quảng nam để hỗ trợ việc sắp xếp, nâng cấp khả năng xét nghiệm ngay khi dịch covid-19 bùng phát tại đây.

Sau khoảng 10 ngày hoàn thành công việc này, đoàn công tác nhận lệnh từ ban giám đốc bệnh viện bạch mai trở về để hỗ trợ cho việc xét nghiệm tại hà nội. anh linh và các đồng nghiệp kịp trở lại thủ đô vào tối 7-8. hiện tất cả 6 người trong đoàn công tác đi đà nẵng, quảng nam đang thực hiện cách ly 14 ngày tại bệnh viện. không ai về nhà nhưng tiếp tục bắt tay vào công việc xét nghiệm rt-pcr các mẫu do cdc hà nội chuyển đến.

"chúng tôi đã làm quen với việc này vì có kinh nghiệm từ đợt dịch trước, khi bạch mai là ổ dịch và phải thực hiện cách ly. lần này, có thể còn khá lâu nữa mới về nhà, nhưng chúng tôi đã quen và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ", kỹ thuật viên trẻ chia sẻ.

Giống như lê đức linh, tiến sĩ phạm hồng nhung, phó trưởng khoa vi sinh - người phụ trách đội xét nghiệm được điều động vào đà nẵng, quảng nam vừa qua cho biết thêm, nhiệm vụ của đoàn công tác là hỗ trợ các địa phương đánh giá lại khả năng xét nghiệm cũng như nâng cấp năng lực xét nghiệm để sớm phát hiện ca bệnh. đoàn đã tổ chức hỗ trợ về kỹ thuật, lắp đặt trang thiết bị xét nghiệm cho bệnh viện đa khoa đà nẵng, bệnh viện phổi đà nẵng, trung tâm y tế hoà vang (đà nẵng), bệnh viện đa khoa quảng nam. kết quả, các bệnh viện của đà nẵng, quảng nam từ chỗ chỉ có thể xét nghiệm rt-pcr được 300 mẫu/ngày đến nay có thể thực hiện được 800-1.000 mẫu/ngày.

"công việc bình thường của khoa vi sinh vốn bận rộn vì chúng tôi còn xét nghiệm cho nhiều loại bệnh khác nhau. nay thêm nhiệm vụ này, áp lực hơn nhưng chúng tôi tự tin có thể hoàn thành kịp tiến độ, vì các nhân viên đều là người thạo việc và có trách nhiệm", chị nhung bày tỏ.

Theo pgs.ts đào xuân cơ, phó giám đốc bệnh viện bạch mai, với năng lực chuyên môn và việc được hỗ trợ trang thiết bị hiện đại, bệnh viện bạch mai tự tin bảo đảm việc xét nghiệm rt-pcr cho 40.000 mẫu mà cdc hà nội cung cấp đúng tiến độ yêu cầu.

"đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, vì kết quả của chúng tôi đưa ra là cơ sở để hà nội sớm có hướng xử lý, ngăn chặn sự lây lan của dịch. xét nghiệm càng nhanh thì càng sớm phát hiện, ngăn chặn nguồn lây. tuy nhiên, công việc này không chỉ cần hoàn thành đúng tiến độ mà còn phải bảo đảm chất lượng xét nghiệm. chỉ cần một sơ suất, đưa ra một kết quả xét nghiệm không đúng có thể sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. khi nhận trách nhiệm này với nhân dân thủ đô, chúng tôi đang đặt hết khả năng, uy tín của mình vào các kết quả", bác sĩ đào xuân cơ bày tỏ.

Theo bác sĩ đào xuân cơ, mặc dù xét nghiệm rt-pcr cho kết quả dương tính hoặc âm tính khá chính xác nhưng vẫn có xác suất vì nhiều lý do. bởi thế, điều quan trọng lúc này, người dân cần phải cảnh giác cao, không chủ quan, tiếp tục thực hiện theo dõi y tế và tuân thủ các phương pháp phòng, chống dịch như hướng dẫn của bộ y tế.

Đến đầu giờ chiều 12-8, bệnh viện bạch mai đã xét nghiệm xong 13.000 mẫu, kết quả chưa phát hiện ca dương tính. "đây là điều khiến tất cả chúng tôi thở phào, nhẹ nhõm vì ít nhất cũng giúp hà nội nhận định rõ nguy cơ dịch từ những người đi từ đà nẵng về. tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, chúng ta vẫn không chủ quan, cần phải tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch”, bác sĩ đào xuân cơ thông tin.

một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được về công tác xét nghiệm tại bệnh viện bạch mai:

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/975635/cuoc-chay-dua-xet-nghiem-rt-pcr-tai-benh-vien-bach-mai)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY