Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu bé sinh non bị hoại tử dạ dày

Nghệ An-Bé sinh non cân nặng 1.300 g, suy hô hấp nặng, mắc bệnh  hoại tử dạ dày hiếm gặp, được điều trị thành công.

Các bác sĩ Khoa Hồi sức sơ sinh, bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, cho biết bé sơ sinh còn bị bệnh tim bẩm sinh. Bệnh nhi được phẫu thuật cấp cứu do hoại tử mất 2/3 dạ dày, khâu tạo hình lại nội tạng. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ phải đặt nội khí quản, thở máy, truyền 15 bịch máu. 

Trong suốt hai tháng, bệnh nhi được nuôi bằng tĩnh mạch hoàn toàn, xử lý tình trạng nhiễm khuẩn huyết, thiếu máu, viêm ruột sau mổ, sử dụng kháng sinh mạnh và các loại Thu*c chuyên biệt nhằm tăng sức đề kháng. 

Hiện tại, bé cân nặng 2.500 g, sức khỏe ổn định, bú tốt, dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh, Khoa Hồi sức sơ sinh, cho biết đây là một trường hợp bệnh lý hoại tử dạ dày hiếm gặp. Trong chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng, các bà mẹ cần chú ý phát hiện ngay những dấu hiện bất thường của trẻ như bú kém, bỏ bú, nôn trớ, chướng bụng, không đi tiêu phân su, sốt hoặc hạ nhiệt độ. Người chăm sóc phải báo cho các bác sĩ khám và phát hiện bệnh kịp thời. Không để trẻ bước sang giai đoạn muộn tím tái, li bì, sốt cao, thở nhanh nông, bụng trướng căng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với các bà mẹ mang thai, cần khám thai đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa, chăm sóc tốt quá trình thai nghén không để xảy ra sinh non.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cuu-be-sinh-non-bi-hoai-tu-da-day-4094225.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY