Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu sống bệnh nhân lupus ban đỏ bị đột quỵ nặng

MangYTe – Đây là một trường hợp hiếm gặp, nếu bệnh nhân không được can thiệp kịp thời trong một thời gian ngắn nguy cơ Tu vong rất cao.

Sáng 20/3, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết lần đầu tiên các bác sĩ bệnh viện này đã cứu sống một người bệnh nặng trên bệnh nền lupus ban đỏ.

Trước đó, hồi 16h ngày 5/3, bà T.T.T, 48 tuổi, sống ở Bình Thuận nhập viện Chợ Rẫy do bệnh hệ thống với tổn thương nặng trong đó có tổn thương thận và dưới thận. Bệnh nhân T được điều trị tại Khoa Nội cơ xương khớp. Bệnh nhân không có tiền sử tim mạch và nhồi máu não.

Vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 6/3, bà T than hơi đau đầu 20-30 phút rồi đột ngột hôn mê sâu rất nhanh. Ngay sau đó, được đưa đi chụp CT não, chụp MRI phát hiện bị nhồi máu cấp thân não và bán cầu tiểu não, tắc động mạch thân nền.

Hội chẩn liên chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Nội thần kinh, Nội cơ xương khớp, các bác sĩ đã quyết định can thiệp nội mạch lấy huyết khối cho bệnh nhân. Sau 15 phút tiến hành thủ thuật, cục máu đọng được hút ra, động mạch thân nền của được tái thông hoàn toàn.

Đến chiều qua (19/3), bà T đã tỉnh, trả lời chính xác được các câu hỏi của các y bác sĩ, cử động được tứ chi, sức cơ tay chân hoạt động được 3/5.

Bác sĩ và điều dưỡng giúp bệnh nhân T hồi phục cử động chân tay. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

"Bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn rất phức tạp với nhiều tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau như tổn thương huyết học, thận, tim mạch, hô hấp, thậm chí là hệ thần kinh trung ương… Rất may là bệnh nhân này đã được xử trí kịp thời. Theo các nghiên cứu, nguy cơ đột quỵ của người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống gấp 2, 3 lần so với người cùng độ tuổi mắc bệnh lý này" – PGS.BS Nguyễn Đình Khoa - Trưởng khoa Nội cơ xương khớp cho biết.

Theo PGS-TS Lê Văn Phước - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, thì trường hợp bệnh nhân T là rất nặng nhưng được cứu sống là hiếm có. Bởi vì, trường hợp tắc động mạch thân nền theo thống kê, nếu không can thiệp, 85-95% bệnh nhân sẽ ch*t. Chưa kể, bệnh nhân có rối loạn về huyết học.

Được biết, đây là ca đột quỵ nặng trên nền bệnh lupus ban đỏ hệ thống đầu tiên Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện và thành công. Bệnh nhân có rối loạn về huyết học gây khó khăn, cản trở đối với các bác sĩ khi xử trí, can thiệp cho bệnh nhân. Chưa kể, sau khi can thiệp xong, bệnh nhân vẫn có nhiều nguy cơ gặp biến chứng về mạch máu, tổn thương não nên phải nằm trong khu hồi sức để được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu để được xử lý kịp thời.

Kim Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/cuu-song-benh-nhan-lupus-ban-do-bi-dot-quy-nang-20200320174547637.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY