Tin tức hôm nay

Tin tức

Cứu sống bệnh nhi 9 tháng tuổi bị điện giật

Ngày 2/8, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhi 9 tháng tuổi bị điện giật.

Bệnh viện Nhi đồng thành phố tiếp nhận một trường hợp trẻ Ph. Ng. Nh. Y. (9 tháng tuổi, nữ, ngụ tại Bến Tre) trong tình trạng hôn mê, co giật.

Bệnh sử ghi nhận 7h sáng cùng ngày nhập viện, trẻ đang tập đi trên xe nôi, tới bàn thờ ông địa, chạm tay vào chuôi bóng đèn khoảng 15-20 giây, lúc mẹ phát hiện thấy bé ngất đi, tay còn cầm chuôi bóng đèn.

Ngay lập tức, mẹ ngắt điện, đưa bé đến bệnh viện huyện (mất khoảng 3-4 phút), được cấp cứu ấn tim + bóp bóng qua mask mũi miệng, khoảng 30 phút, sau đó bé thở lại được, chuyển đến bệnh viện tỉnh, tiếp tục sơ cứu, chuyển tiếp bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh.

Bệnh nhi được cấp cứu chống co giật, chống phù não

Tại đây, trẻ được hỗ trợ hô hấp chống co giật, chống phù não bằng mannitol 20% và Natri chlorua 3%, điều chỉnh rối loạn điện giải, toan chuyển hóa, chăm sóc vết thương phỏng điện ở tay trái và điều trị oxy cao áp sau đó. Tình trạng trẻ cải thiện dần hết gồng giật, tri giác phục hồi dần.

Liệu pháp Oxy cao áp giúp cải thiện tổn thương não, phục hồi tri giác

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo, qua trường hợp này chúng tôi lưu ý đến quí phụ huynh chú ý các ổ điện trong nhà, phải đậy kín, các chuôi bóng đèn hư phải được thay thế, tránh cho trẻ sờ chạm phải, gây giật điện.

Phụ huynh cũng lưu ý xe tập đi cho trẻ phải trong phạm vi khoanh vùng an toàn, vì có trường hợp trẻ tập trên xe đến trước cửa nhà có bậc tam cấp, xe trượt xuống, làm trẻ té gây chấn thương. Luôn luôn có người trông giữ trẻ, vì trẻ có thể bị T*i n*n đáng tiếc nếu lơ là trong tích tắc.


H.Nga - N.Cảnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Cuu-song-benh-nhi-9-thang-tuoi-bi-dien-giat-605440/)

Tin cùng nội dung

  • Với bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, kết hợp hà hơi thổi ngạt.
  • Bỏng điện nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời có thể lan rộng và gây nhiều tổn thương sâu với các mô dưới da.
  • Trong khi chơi đùa trẻ con hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • Điện giật thường gây hàng chuỗi các tổn thương ở nhiều cơ quan do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dòng điện.
  • Trong khi chơi đùa trẻ em rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện. Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • (Mangyte) - Hành động đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện có người bị điện giật là phải tìm và ngắt nguồn điện.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY