Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Cứu sống hai thai nhi bị sa dây rốn và nhiễm trùng bào thai

Chiều 7/5, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Trung ương Quảng Nam cho biết, vừa kịp thời cứu sống hai thai nhi bị sa dây rốn và nhiễm trùng bào thai.

Bác sĩ đang thăm khám cho một trong hai sản phụ.

Trước đó, sáng 2/5, sản phụ Nguyễn Thị Tường Vy, (26 tuổi, trú huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) nhập viện tại khoa Phụ Sản, BVĐK Trung ương Quảng Nam. Sau đó, bác sĩ thăm khám, phát hiện bệnh nhân bị sa dây rốn, có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.

Ngay sau đó, phụ sản này đã được kê mông cao, dùng gạc ẩm giữ và đẩy đầu bệnh nhân lên cao, giải phóng chèn ép, giúp tăng lưu thông máu trong dây rốn, thì em bé đã được chào đời.

Tiếp đến, khoảng 9h cùng ngày, sản phụ Phạm Thị Thảo, (28 tuổi, trú huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) cũng tới nhập viện tại BVĐK Trung ương Quảng Nam.

Tại đây, sản phụ thảo được kiểm tra kỹ lưỡng, nghe tim thai phát hiện nhịp tim thai rời rạc, 80-120 lần/ phút, không đều. lúc này, các bác sĩ đã phẫu thuật, sau đó em bé chào đời với tình trạng nước ối xanh vàng, mủn mục, teo nhỏ gần đứt.

Em bé khóc nhẹ nhưng vẫn còn thở khó khăn, trẻ được bác sĩ khoa Nhi hồi sức tích cực, sau 1 phút, trẻ đã trở nên tươi tắn, nhịp tim, phổi trong giới hạn bình thường, trương lực cơ tốt và phản xạ tốt.

Tấn Thành - Chí Đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/gioi-tinh/cuu-song-hai-thai-nhi-bi-sa-day-ron-va-nhiem-trung-bao-thai-tintuc436249)

Tin cùng nội dung

  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Sau xét nghiệm dịch, BS kết luận chị em bị nhiễm trùng huyết. Em muốn hỏi bệnh của chị em có nguy hiểm gì đến tính mạng không?
  • Khi mang thai 32 tuần, tôi đi khám, siêu âm định kỳ kết quả cho thấy tất cả đều bình thường.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Tôi muốn xin địa chỉ để phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ, BS có thể giới thiệu cho tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thanh Huong – huong…@yahoo.com.vn)
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY