Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Đà Nẵng: Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng cao

Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, Đà Nẵng ghi nhận số lượng lớn bệnh nhân tay chân miệng, đa số là trẻ em, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trước tình trạng trên, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng đã tích cực triển khai các biện pháp để ngăn ngừa dịch lây lan trong cộng đồng.

Mấy ngày gần đây, khoa y học nhiệt đới, bệnh viện phụ sản - nhi đà nẵng mỗi ngày tiếp nhận từ 10 - 20 trẻ bị bệnh tay chân miệng. hiện có hơn 70 trường hợp đang điều trị bệnh tay chân miệng tại đây. đa số là bệnh nhi trú tại tỉnh quảng nam, quảng ngãi và thường bị bệnh tay chân miệng mức độ 2b. một số trường hợp, bệnh viện phải sử dụng các biện pháp hồi sức hô hấp.

Sau khi phát hiện bé N.T.Q (21 tháng tuổi, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) xuất hiện những nốt nhỏ, sốt 39 độ. Gia đình đã khẩn trương đưa bé vào khám tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, các bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh tay chân miệng.

Chị đ.t.h.t (trú tại phường hòa phát, quận cẩm lệ) có con nhỏ bị tay chân miệng cho hay, cháu được gia đình đưa vào viện trong tình trạng sốt cao, kèm theo nôn, xuất hiện những nốt nhỏ quanh miệng và lòng bàn tay.

Bác sĩ nguyễn hải thịnh, trưởng khoa y học nhiệt đới, bệnh viện phụ sản - nhi đà nẵng cho biết, với loại bệnh này, nếu người nhà đưa bệnh nhân nhập viện trễ sẽ gây biến chứng dẫn đến viêm màng não, phù phổi cấp rất nguy hiểm, thậm chí Tu vong.

Giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố đà nẵng tôn thất thạnh cho biết, trước tình trạng bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng, trung tâm đã thành lập các đội cơ động phòng, chống dịch; sẵn sàng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là hóa chất để cấp cho các đơn vị, bệnh viện có thu dung điều trị bệnh tay chân miệng phục vụ việc xử lý, sát khuẩn môi trường…

Theo bác sĩ Thạnh, đây là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ do hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không bảo đảm. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, quanh miệng…

Bác sĩ Thịnh khuyến cáo “Phụ huynh phải thường xuyên vệ sinh cho trẻ, tránh cho con tiếp xúc với những vật dụng bẩn. Khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh tay chân miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời”.

Tin, ảnh: Võ Văn Dũng (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/y-te/da-nang-tre-mac-benh-tay-chan-mieng-tang-cao-20210407162310786.htm)

Tin cùng nội dung

  • Vé xem “Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015” (DIFC 2015) sẽ được bán từ ngày 1/4/2015 tại 7 địa điểm trên địa bàn Đà Nẵng với giá vé từ 300 - 500 ngàn đồng/vé/người/đêm.
  • Vậy điều gì đã giúp cho Quảng Nam – Đà Nẵng nhận được một “giảiOscar”, hay một “huy chương vàng Olympic” của ngành du lịch toàn cầu như thế?
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 350 trường hợp mắc thủy đậu điều trị tại Bệnh viện Da liễu.
  • Nam thanh niên 23 tuổi được phát hiện có hàng nghìn polyp trong đại trực tràng sau khi có biểu hiện đau tức vùng bụng.
  • Ba tôi 60 tuổi, gần đây bị đau nhức bên hông, BS nói là bị đau thần kinh tọa. Gia đình muốn đưa ông đi châm cứu nhưng không rõ nơi nào uy tín. Nhờ Mangyte chỉ giúp. Chúng tôi xin cảm ơn! (Hoài Văn - Đà Nẵng)
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY