Kinh tế xã hội hôm nay

Đà Nẵng: Từ ngày 4/9 lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 diện rộng theo hộ gia đình

(MangYTe) - Đà Nẵng dự kiến tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng theo hộ gia đình từ ngày 4 đến 8/9 cho hơn 71.000 hộ.

Chiều 2/9, UBND TP Đà Nẵng cho biết, kế hoạch tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng theo hộ gia đình trên địa bàn được tiến hành theo các giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến thực hiện lấy mẫu từ ngày 4 đến 8/9 cho 71.424 hộ chưa được xét nghiệm.

Hiện mỗi ngày Đà Nẵng xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 được 3.000 - 4.000 mẫu.

Trên cơ sở kết quả về tình hình nhiễm Covid-19 giai đoạn 1 tại cộng đồng, Sở Y tế Đà Nẵng đánh giá, báo cáo kết quả và đề xuất việc lấy mẫu xét nghiệm của giai đoạn tiếp.

Theo số liệu báo cáo nhanh từ UBND quận, huyện, hiện tại có 276.117 hộ gia đình, trong đó 51.152 hộ đã có ít nhất 1 thành viên được lấy mẫu xét nghiệm; còn lại 224.965 hộ chưa được xét nghiệm.

Hiện tại, tổng công suất xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 của toàn TP Đà Nẵng từ 3.000 - 4.000 mẫu/ngày.

Kế hoạch tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng theo hộ gia đình tại Đà Nẵng được triển khai nhằm phát hiện sớm người mắc Covid-19 trong cộng đồng, đặc biệt những trường hợp mắc không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, để nhanh chóng triển khai các biện pháp kiểm soát, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, không để dịch lây lan.

Đối tượng được xét nghiệm là cá nhân đại diện cho từng hộ gia đình chưa được xét nghiệm SARS-CoV-2 tại các khu dân cư trên địa bàn Đà Nẵng đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình, là người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao nhất trong hộ gia đình (người có nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây; người có tiếp xúc với nhiều người trong xã hội; hộ có công nhân, sinh viên thuê trọ; hộ có đông nhân khẩu…); người trên 18 tuổi, đảm bảo sức khỏe để lấy mẫu tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm tập trung.

Đối tượng loại trừ: Đối với hộ gia đình có thành viên đã được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 kể từ ngày 25/7/2020 đến thời điểm triển khai kế hoạch này.

Đối với trường hợp hộ gia đình đã được xét nghiệm, tuy nhiên Tổ Covid-19, Trung tâm Y tế quận, huyện nhận thấy có yếu tố nguy cơ cao có thể xin ý kiến Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận, huyện xem xét việc lấy mẫu.

Người có biểu hiện ho, sốt, đau họng, khó thở, mệt mỏi, đau người, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác, hoặc viêm phổi trong 14 ngày gần đây nhưng chưa được lấy mẫu xét nghiệm: Cần được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay.

Tính từ ngày 24/7 đến nay, Bộ Y tế công bố tại Đà Nẵng ghi nhận 389 trường hợp mắc Covid-19. Tín hiệu tích cực khi ngày thứ tư liên tiếp Đà Nẵng không ghi nhận thêm trường hợp mắc Covid-19 nào.

Trong ngày 2/9, Đà Nẵng có thêm 11 trường hợp khỏi bệnh Covid-19. Tổng cộng có 239 trường hợp điều trị tại Đà Nẵng, 9 trường hợp tại Bệnh viện Trung ương Huế, 1 tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã khỏi bệnh.

Hiện có 105 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn Đà Nẵng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/da-nang-tu-ngay-49-lay-mau-xet-nghiem-covid-19-dien-rong-theo-ho-gia-dinh-395064.html)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY