Tâm linh hôm nay

Danh y Tuệ Tĩnh - Sự thật và nỗi oan vì ngoa truyền (P.1)

Đi với Ôn, thăm mấy điểm liên quan đến Tuệ Tĩnh, ở Cẩm Bình, tôi thắc mắc nên thưa Ôn, sao một bậc thiền sư là đại danh y như ngài Tuệ Tĩnh mà Ôn không có Toàn tập về ngài? (Tôi nói thế là vì đa phần những nhân vật lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam Ôn đều có Toàn tập về các vị đó). Ôn nói: Thầy chưa làm là chính do chưa xác định được niên đại của Tuệ Tĩnh, vì ông Hà Văn Tấn có nói trong tâc phẩm của ông Tuệ Tĩnh sinh vào nhà Lê.

Từ năm ngoái, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã sắp xếp được thời gian để về Cẩm Giàng thăm chùa Giám. Một công đôi việc, cũng là nhân tiện gặp cụ Tăng Bá Hoành để tặng cụ Hoành cuốn Trần Nhân Tông Toàn Tập và nhận 2 tập Di sản Hán Nôm Hải Dương do cụ Hoành sưu tầm biên soạn và dịch.


Đó là lần đầu tiên tôi thấy Ôn (Ôn là từ tôi dùng xưng hô khi gọi Thiền sư. Ôn là từ người phật tử xứ Quảng Trị, Huế dùng) chờ đợi một người hơn mấy tiếng đồng hồ để gặp. Vì hôm đó cụ Hoành đi hội thảo ở Hải Phòng. Ôn dùng cơm tối ở chùa tôi, Cẩm Đông, Cẩm Giàng.

Cổng chùa Giám

Khoảng 4 giờ chiều ngày chủ Nhật - ngày 04/12/2018 - chúng tôi có mặt ở chùa Giám, 5h chúng tôi mời Ôn dùng cơm, chiều tối ở Kim Bản. Ăn xong và điện thoại mãi, đến hơn 9h tối cụ Hoành mới về đến nhà. Canh giờ, tôi cùng Ôn về thăm nhà cụ ở Tp.Hải Dương. Cụ ở với người vợ sau.


Đi với ôn, thăm mấy điểm liên quan đến tuệ tĩnh, ở cẩm bình, tôi thắc mắc nên thưa ôn, sao một bậc thiền sư là đại danh y như ngài tuệ tĩnh mà ôn không có toàn tập về ngài? (tôi nói thế là vì đa phần những nhân vật lớn của lịch sử phật giáo việt nam ôn đều có toàn tập về các vị đó). ôn nói: "thầy chưa làm là chính do chưa xác định được niên đại của tuệ tĩnh, vì ông hà văn tấn có nói trong tâc phẩm của ông tuệ tĩnh sinh vào nhà lê".


Đó là lần đầu tiên tôi nghe nói ngài tuệ tĩnh thuộc thế kỷ 17. lâu nay, tôi cũng như bao người việt khác, nhắc đến tuệ tĩnh, hay lật tìm thông tin ở đâu cũng chỉ nói ngài thuộc nhà trần.


Chuyến gặp cụ hoành lần đó, ôn còn muốn kiểm chứng một thông tin rất quan trọng khác, đó là cụ hoành nói, bản thân ông đã thấy tấm sắc, sắc phong cho tuệ tĩnh, nói tuệ tĩnh là người thời trần. đó là một đền ở thủy nguyên, hải phòng. bao tháng trời ôn giục tôi gặp cụ hoành bằng được để chụp được tấm sắc này, nhưng không được. mấy lần hẹn cụ hoành, khi thì cụ bận, lúc tôi bận. đến khi tìm cách chọn thời gian dứt khoát để đi, cụ lại bảo thôi, để cụ gửi qua email cho tôi. rồi... hộp thư không thấy có thư cụ gửi.

Lần về năm ngoái, ôn đi thăm cả đền bia, đền xưa nơi tuệ tĩnh sinh, thăm chùa giám. đến chùa giám, không gặp sư trụ trì, xem cây thêu hương thì không đọc được gì vì trời đã nhá nhem tối. đền bia thì được xây dựng rất hoành tráng bề thế. đền xưa, ngôi nhà nơi ngài sinh, thì thật ngỡ ngàng, một ngôi nhà cổ bằng gỗ bề thế lại bị bỏ hoang phế, nhìn thật xót xa cho một ngôi nhà cổ của bậc đại danh y.

Từ nguyên cớ đấy, năm nay, mùng 4 Tết tôi đã qua lễ đền Bia. Lễ xong tôi đăng bài về ngài trên facebook cá nhân của mình, bao nhiêu người quan tâm tìm về ngài. Tôi về đất Cẩm Giàng, hơn 20 năm đi lại, sống và trân quý những giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất này. Tôi yêu con người vùng đất này. Chính các đệ tử của tôi trong CLB Tủ vàng sách quý tuổi xanh Hải Dương đã tổ chức kỷ niệm 85 năm Tự Lực Văn Đoàn, TLVĐ của Nhà văn Nguyễn Tường Tam, quê ở thị trấn Cẩm Giàng.

Hải Dương, một trong 3 cái nôi quan trọng của nền văn minh đồng bằng Bắc Bộ. Cẩm Giàng lại có Văn Miếu Mao Điền, sát Bình Giang, có Phủ, xưa nổi tiếng sầm uất với các làng nghề và thợ giỏi về kinh thành Thăng Long lập nghiệp, góp phần tạo ra 36 phố phường sau này.

Một vùng đất văn hiến. Biết vậy tôi càng tin những gì nơi này lưu lại cho con cháu, cho lịch sử. Tôi hay đến đền Bia để cầu nguyện. Nhưng, sau mỗi lần đến đây, nghe từ người giữ đền cho đến người bốc Thu*c trong đền, người bán nước dọc hàng quán ngày hội của đền, họ kể rành mạch và ly kỳ về câu chuyện cuộc đời ngài Tuệ Tĩnh.

Ôn đang đọc bia ở chùa Giám

Một cuộc đời ly kỳ vì oan nghiệt do bị "cống" qua Tàu. Rồi cũng ly kỳ và bí hiểm theo khi "Nguyễn Danh Nho" dưới triều Nguyễn, đi xứ, gặp tấm bia "ai về nước Nam cho tôi về với"... và ông đã tìm cách đưa được... tấm bia về.

Và... cái làm tôi cứ ngờ ngợ giữa thật hư là chuyện họ dựng cái bia kia thì bị... nhà vua khóa lại bỏ tù. Do dân chúng thấy thiêng quá, kéo đến đông đảo, vì vậy vua lệnh cho xích tấm bia lại, không cho ai thấy tấm bia.


Thích Tâm Hiệp (còn tiếp)

Thích Tâm Hiệp

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/danh-y-tue-tinh--su-that-va-noi-oan-vi-ngoa-truyen-p1-d29920.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY