Bạn nên biết hôm nay

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng

Trẻ giật mình nhiều, sốt cao trên hai ngày hoặc sốt trên 39 độ, nôn… là dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng, cần nhập viện.

Bác sĩ nguyễn thành lê, phó trưởng khoa nhi, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cho biết bệnh tay chân miệng được phân loại thành 4 cấp độ. cấp độ 1, bệnh chỉ gây loét miệng hoặc tổn thương da. ở cấp độ 2, trẻ có thêm triệu chứng giật mình, sốt cao. từ cấp độ 3-4, trẻ bị tay chân miệng nặng, phải cấp cứu hoặc điều trị hồi sức tích cực.

Do đó, bác sĩ lê khuyến cáo cha mẹ chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng cần quan sát con kỹ lưỡng. nếu trẻ bị sốt cao trên hai ngày hoặc sốt trên 39 độ, giật mình (dù rất khẽ), gia đình nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. cha mẹ không nên chủ quan, trì hoãn đưa con đi khám.

"các dấu hiệu nói trên cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nặng, dễ biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là viêm não, phù phổi, tim mạch", bác sĩ lê nói.

Bàn chân của bệnh nhi mắc tay chân miệng, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 25/5. Ảnh: Kiều Trang

Một tháng qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận tổng cộng hơn 100 bệnh nhi đến khám, trong đó 5-7 trường hợp nhập viện một ngày. Trẻ điều trị nội trú chủ yếu ở mức độ 2A, bị sốt, ít giật mình, các triệu chứng ổn định trong 2-3 ngày.

Còn địa bàn hà nội ghi nhận 175 ca tay chân miệng từ đầu năm đến nay, trong đó 85 ca trong tuần từ 14 đến 20/5, theo trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố. giới chức y tế nhận định số ca tay chân miệng tại địa phương này tăng ít so với cùng kỳ năm 2021. tại tp hcm, số trẻ mắc tay chân miệng hiện tăng gấp ba lần so với trung bình một tháng trước.

Bác sĩ lê cho biết bệnh tay chân miệng chưa có thu*c điều trị đặc hiệu, biện pháp chính là chăm sóc và điều trị triệu chứng. gia đình sẽ được bác sĩ tư vấn thu*c giảm đau nếu trẻ có vết loét trong miệng. đối với các vết ban hồng trên tay hoặc mụn phỏng nước, cha mẹ không nên làm vỡ các mụn này hoặc bôi thu*c không được bác sĩ chỉ định vì dễ để lại sẹo. các vết ban hồng hoặc mụn nước sẽ tự biến mất, do đó gia đình chỉ cần vệ sinh, tắm rửa sạch cho trẻ hàng ngày.

Về dinh dưỡng, phụ huynh cần đảm bảo trẻ ăn lượng thực phẩm tương đương với thời kỳ chưa mắc bệnh. Nếu trẻ không thể ăn nhiều, gia đình nên chia nhỏ các bữa ăn. Trẻ có vết loét trong miệng có thể ăn món lỏng, nguội hơn để tránh bị đau.

Tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Để phòng bệnh, cha mẹ nên rửa tay, vệ sinh sạch sẽ cho con hàng ngày. Trẻ mắc bệnh cần cách ly tối thiểu 10 ngày để đảm bảo không lây nhiễm, sau thời gian này có thể đi học trở lại.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/dau-hieu-benh-tay-chan-mieng-tro-nang-4467871.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY