Dinh dưỡng hôm nay

Dấu hiệu cơ thể bị thừa muối

Bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn khi thấy những dấu hiệu cảnh báo dư thừa muối dưới đây.
Muối rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều muối có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe cả trước mắt và lâu dài. Bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn khi thấy những dấu hiệu cảnh báo dư thừa muối dưới đây.

Khát quá mức

Ăn nhiều muối khiến bạn cảm thấy khát nước thường xuyên vì sự cân bằng chất dịch trong các tế bào bị phá vỡ. Dư thừa muối trong cơ thể đẩy nước ra ngoài tế bào để vào máu. Điều này khiến não phát ra tín hiệu cơ thể cần nước và do vậy chúng ta luôn cảm thấy khát nước.

Đầy hơi, đau bụng

thừa muối gây tích tụ dịch ở chân và tay khiến chúng sưng lên. Tình trạng này được gọi là phù nề, có thể rất có hại cho những người trước đó đã bị bệnh thận hoặc huyết áp cao.

Thèm thực phẩm có muối

thừa muối trong cơ thể làm tăng cảm giác thèm đồ mặn, khiến cho tình trạng càng trầm trọng hơn. Quen ăn thực phẩm và đồ ăn nhẹ chứa muối cũng khiến cho bạn cảm thấy mùi vị của những thực phẩm khác nhạt nhẽo hơn. Cảm giác thèm muối là một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều muối trong chế độ ăn của bạn.

Huyết áp cao

Vì muối gây ra sự tích tụ dịch trong cơ thể, điều này ngược lại làm tăng thể tích máu có trong mạch máu. Từ đó làm tăng huyết áp vì nó làm tăng áp lực lên tim, não và thận. Tăng áp lực bên trong động mạch gây tăng huyết áp.

Yếu xương

Sử dụng quá nhiều muối khiến canxi trong xương bị loại bỏ qua nước tiểu. Điều này làm yếu và mỏi xương. Phụ nữ sau mãn kinh, những người bị mất nhiều canxi từ xương cần tránh sử dụng nhiều muối trong chế độ ăn.

Sỏi thận

Sử dụng nhiều muối làm tăng gánh nặng lên thận vì nhiều nước hơn làm tăng thể tích máu. Điều này khiến thận phải làm việc vất vả hơn để loại bỏ nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì canxi cũng bị loại bỏ khỏi xương và có trong nước tiểu, canxi dư thừa có thể tích tụ trong thận và tạo thành sỏi thận.

BS Tuyết Mai

Theo Boldsky/ Univadis

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-hieu-co-the-bi-thua-muoi-21101.html)

Tin cùng nội dung

  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY