Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Dấu hiệu khi bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết (ĐH) là khi nồng độ đường glucose trong máu giảm xuống dưới 4mmol/l, không đủ cho cơ thể hoạt động.

Hạ ĐH hiếm gặp ở người bình thường nhưng khá phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), chủ yếu là do biến chứng của điều trị.

Sự nguy hiểm khi bị hạ ĐH

Khi bị hạ ĐH, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Dù cơ thể có khả năng huy động năng lượng từ các nguồn khác như từ lipid, protid nhưng cũng chỉ tạm thời và không đủ.

Đặc biệt là não và hồng cầu là hai cơ quan trong cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Vì thế, hạ ĐH nặng hoặc kéo dài có thể gây tổn thương não nặng, thậm chí gây Tu vong. Do vậy, việc phát hiện và điều trị ĐH máu phải càng nhanh càng tốt.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của một người bị hạ ĐH cũng gần giống như khi bị đói nhưng nặng hơn nhiều. Các triệu chứng này xuất hiện qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu (ĐH giảm xuống còn 4-3mmol/l): Bệnh nhân có cảm giác đói, vã mồ hôi, run chân tay, hồi hộp đánh trống ngực và lo sợ... Đa số các bệnh nhân bị hạ ĐH nhận biết và tự điều trị ở giai đoạn này.

- Giai đoạn sau ĐH giảm xuống còn 3-2mmol/l): Bệnh nhân có cảm giác yếu, mệt, đau đầu, nhìn mờ và lơ mơ.

- Giai đoạn cuối, một số ít bệnh nhân (khi ĐH giảm xuống < 2mmol/l) sẽ đi vào hôn mê, có thể bị co giật.

Bệnh nhân mắc ĐTĐ đã lâu và đã có các biến chứng thần kinh, tim mạch hoặc những bệnh nhân đã bị hạ ĐH nhiều lần thì các triệu chứng trên rất mờ nhạt, thậm chí có thể không có bất cứ triệu chứng nào.

Một số bệnh nhân ĐTĐ đang được dùng các Thu*c điều trị suy tim, tăng huyết áp... thì các triệu chứng của hạ ĐH cũng rất mờ nhạt do hầu hết bị Thu*c này làm giảm đi rất nhiều hoặc làm mất hoàn toàn các triệu chứng. Những bệnh nhân này có thể đột ngột đi vào hôn mê mà không có bất cứ báo trước nào.

Hạ ĐH cũng có thể xảy ra khi đang ngủ nên khi mê thấy ác mộng nhiều, sáng ngủ dậy thấy người ướt đẫm mồ hôi, rất mệt, khó chịu, đau đầu... thì cần phải nghĩ đến hạ ĐH khi đang ngủ.

Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh ĐTĐ có những giống như hạ ĐH nhưng khi đo thì thấy ĐH không thấp (từ 4-6mmol/l), nguyên nhân là do trước đó ĐH của họ thường xuyên cao nên khi ĐH giảm (mặc dù chưa phải là hạ ĐH) thì một số cơ quan có cảm giác bị “thiếu” giả tạo và phát ra những như khi ĐH hạ thấp. Hạ ĐH là khi đo thấy ĐH dưới 4mmol/l, do vậy, khi nghi ngờ bị hạ ĐH cần phải đo ĐH để kiểm tra thì mới chẩn đoán chính xác và xử trí kịp thời.

Dự án Phòng chống ĐTĐ Quốc gia

AloBacsi.vn, Theo Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-khi-bi-ha-duong-huyet-n99783.html)

Tin cùng nội dung

  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY