Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Dấu hiệu thể chất của bệnh tim mạch

Rất nhiều người cho rằng bệnh tim mạch sẽ đi kèm với những triệu chứng rất rõ ràng, ví dụ như đau ngực. Tuy nhiên, có những triệu chứng kém rõ ràng hơn, ví dụ như phù chân hay chảy máu lợi - cũng có thể là những gợi ý cho bác sĩ thấy rằng bạn có thể đang có vấn đề về tim mạch.
Nhiều người nghĩ rằng, triệu chứng báo hiệu các vấn đề về tim mạch sẽ là khò khè, khó thở, đau ngực và sau đó là choáng ngất. Tuy nhiên, trên thực tế, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tim mạch sẽ rất khác nhau và đôi khi sẽ không rõ ràng.

Các triệu chứng rõ ràng của bệnh tim mạch bao gồm khó thở và đau ngực, nhưng cũng có rất nhiều triệu chứng không rõ ràng khác bạn cần quan tâm đến. Những triệu chứng không rõ ràng, ví dụ như phù hoặc tăng cân không thực sự khẳng định rằng bạn mắc bệnh tim mạch nhưng nếu phối hợp cùng với nhau hoặc với các triệu chứng rõ ràng của bệnh tim mạch, các xét nghiệm cận lâm sàng và tiền sử gia đình, thì đó là những gợi ý quan trọng để chẩn đoán bệnh tim mạch hoặc suy tim.

Phù ở bàn chân hoặc bắp chân

Tích nước ở bàn chân và cẳng chân còn được gọi là tình trạng phù. Phù có thể được nhận ra khi bạn đi tất và xuất hiện những vết lằn không mờ đi trên da tại mắt cá hoặc cẳng chân, đặc biệt là khi bạn đi tất chật. Tình trạng phù nhẹ là rất phổ biến. Phù là dấu hiệu của bệnh suy tim do tim không bơm máu tốt, nên dịch từ bên trong các mạch máu sẽ có xu hướng rò rỉ ra ngoài các mô xung quanh. Cẳng chân và mắt cá chân là những khu vực dễ bị phù nhất vì bị ảnh hưởng của trọng lực.

Có thể có rất nhiều nguyên nhân gây phù và đa số những người bị phù không bị bệnh tim mạch. Nhưng phù là một dấu hiệu quan trọng nếu bên cạnh dấu hiệu này, bạn cũng xuất hiện thêm các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh suy tim.

Hói đầu giống nam giới

Hói đầu giống nam giới (tức là hói ở vùng đỉnh đầu) cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn. Rất nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan giữa tình trạng hói và bệnh tim mạch. So sánh với những nam giới không bị hói, nam giới bị hói ở vùng đỉnh đầu sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn 36%. Phối hợp giữa các triệu chứng như hói đầu, tăng huyết áp và tăng mỡ máu có thể sẽ làm nguy cơ bị bệnh tim mạch của bạn tăng lên cao hơn nữa. Nguyên nhân có thể là do có quá nhiều hormone testosterone, gây cản trở việc mọc tóc và làm cứng động mạch.

Điều này không có nghĩa là nếu bạn bị hói bạn sẽ chắc chắn bị bệnh tim mạch nhưng nếu bạn bị hói, bạn nên chú ý hơn đến các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh tim mạch.

Nổi nốt màu vàng trên da

Xanthomas là một loại chất béo lắng đọng và hình thành ở dưới da. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng những nốt vàng phẳng, rộng tại vùng khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân hoặc mông, thậm chí là ở mí mắt. Loại lắng đọng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch vì đó là dấu hiệu cho thấy mỡ trong máu của bạn cao hơn.

Xanthomas có thể là một dấu hiệu của một rối loạn di truyền về máu hiếm gặp mà trong đó, lượng triglyceride tích tụ trong máu ở ngưỡng rất cao. Xanthomas cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng trăng cholesterol và có thể sẽ biến mất khi lượng cholesterol được kiểm soát.

Bệnh về lợi

Lợi bị sưng, đau hoặc chảy máu là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn không được tốt, nhưng cũng có thể là dấu hiệu quan trọng của bệnh tim mạch. Mối liên quan giữa bệnh về lợi và bệnh tim mạch là có thật và có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được mối liên quan này. Bệnh về lợi và bệnh tim mạch là có thật bởi đó đều là dấu hiệu của tuần hoàn kém hoặc có vi khuẩn hiện diện tại lợi và mảng bám hình thành trong mạch vành. Ngoài ra, mối liên hệ cũng có thể là do các đáp ứng của cơ thể với tình trạng viêm. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, bạn nên để ý hơn tới răng và lợi của bạn để làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Căng thẳng

Cơ tim yếu thường đi kèm với tình trạng căng thẳng về mặt cảm xúc, dễ cáu giận hoặc cảm thấy lạc lõng, đặc biệt là với phụ nữ. Khi tình trạng này xảy ra, hormone stress sẽ tăng lên, đặc biệt là hormone adrenaline, sẽ gây ra các cơn đau tim rất giống với tình trạng nhồi máu cơ tim trong khi động mạch hoàn toàn không bị tắc nghẽn.  Tình trạng này thường bị làm quá lên và thường phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới. Trên thực tế, nam giới chỉ chiếm khoảng 10% tổng số trường hợp được chẩn đoán mắc tình trạng này.

Dấu hiệu suy tim

Suy tim có nghĩa là tim không hoạt động tốt như bình thường và cũng không hẳn là tim bạn suy yếu. Một khái niệm nữa để chỉ tình trạng suy tim sung huyết. Suy tim sẽ khiến tim bạn yếu dần theo thời gian. Một số dấu hiệu cảnh bảo sớm có thể bao gồm:

Tăng cân: nếu tim bắt đầu suy và dịch bắt đầu tích tụ trong các mô gây phù, thì bạn có thể sẽ bắt đầu tăng cân.

Thường xuyên đi tiểu: suy tim có thể gây giảm lưu lượng máu đến thận và khiến thận tích nhiều nước hơn. Một dấu hiệu khác của tình trạng này là thường xuyên đi tiểu.

Đục thủy tinh thể: mặc dù nguyên nhân chính xác của việc đục thủy tinh thể và bệnh tim mạch chưa được biết rõ, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng những người bị đục thủy tinh thể sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp và mỡ máu cao.

Ho vào ban đêm: một trong số những dấu hiệu của tình trạng suy tim có thể là tích tụ dịch trong ngực và tim khi nằm ngủ vào buổi tối. Việc này có thể dẫn đến việc ho vào ban đêm.

Một điều quan trọng bạn cần nhớ đó là những dấu hiệu trên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Những dấu hiệu này không có nghĩa là chắc chắn bạn sẽ bị bệnh tim mạch. Nhưng phối hợp với nhau hoặc với các triệu chứng khác, thì đây là những gợi ý giúp bác sỹ chẩn đoán sớm bệnh tim mạch.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn
Viện Y học ứng dụng Việt Nam/Everydayhealth
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-the-chat-cua-benh-tim-mach-n362347.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Bố em năm nay ngoài 50 tuổi. Gần đây bố em hay bị đau lồng ngực và khó thở, đi khám thì BS bảo bố em bị thiếu máu tim cục bộ. Em rất mong Mangyte tư vấn cho người nhà em bệnh viện nào khám bệnh tim tốt nhất hiện nay ở TPHCM? Chi phí khoảng bao nhiêu? Và có thể khám trong ngày hay không? Em cảm ơn Mangyte. (Ái Nguyễn - ainhu...@gmail.com)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Một số mẹo nhỏ như chườm lạnh, thoa kem, mặc áo ngực khi ngủ, tắm nước ấm có thể giúp giảm đau ngực trong suốt giai đoạn mang thai
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY