Sức khỏe hôm nay

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa

Con tôi 6 tháng tuổi, tôi có cho cháu uống thêm sữa ngoài nhưng uống sữa ngoài là cháu lại bị nôn ói, ban đỏ hoặc sưng mặt. Sau khi ngưng sữa ngoài vài ngày thì cháu lại hết.
Tôi đã đổi một số hãng sữa khác nhau nhưng hễ cứ bú được một vài bình là cơ thể cháu lại có phản ứng như trên. Nhiều người có kinh nghiệm cho rằng cháu bị dị ứng sữa. Mong chuyên mục gợi ý dị ứng sữa có những dấu hiệu gì? Làm sao để tránh?

Khánh Hạ (Sơn La)

Dị ứng protein sữa bò (sữa công thức) là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với protein có trong sữa bò. Khi trẻ mắc phải tình trạng này, hệ miễn dịch nhận diện sai lầm protein trong sữa bò là một chất có hại và cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách “đánh lại” các chất protein này, gây ra tình trạng dị ứng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: Da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và toàn thân của trẻ.

Bạn có thể nhận biết trẻ bị dị ứng sữa">trẻ bị dị ứng sữa bò với những gợi ý sau:

Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời của trẻ và sẽ thuộc 1 trong 2 kiểu biểu hiện thông thường là “phản ứng dị ứng nhanh” hoặc “phản ứng dị ứng chậm”. Trong đó biểu hiện phản ứng dị ứng chậm là thể lâm sàng thường gặp nhất.

- Kiểu biểu hiện phản ứng dị ứng nhanh: Thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện: Ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ dùng khăn có dính sữa lau miệng hay uống chung ly của trẻ khác có dính một ít sữa còn sót lại cũng gây nên phản ứng dị ứng.

- Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm: Thường nhẹ, không rõ ràng. Những triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng có thể là trẻ hay bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi ngoài phân lỏng (có thể có ít máu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Hầu hết trẻ em ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa công thức vào lúc 2 tuổi.

Khi con bạn bị dị ứng với sữa bò, bạn cần:

- Ngưng việc sử dụng sữa bò ở trẻ. Nếu trẻ bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng dị ứng nhanh, cần chuyển sang sử dụng sữa đậu nành vì trong sữa đậu nành cũng khá đầy đủ những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của trẻ.

- Nếu đã chuyển sang sử dụng sữa đậu nành nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện thì có thể hiểu rằng trẻ đồng thời cũng bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa đậu nành. Ở thể phản ứng nhanh, chỉ có 8 - 15% số trẻ nhỏ bị dị ứng với protein của sữa đậu nành, nhưng ở thể phản ứng chậm lại chiếm tỷ lệ khá cao là khoảng 50%. Lúc này, cần phải chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Những loại protein này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng cho trẻ, tuy nhiên giá thành của những sản phẩm này thường rất đắt.

- Thời gian sử dụng sản phẩm ít gây kích ứng dị ứng nêu trên ít nhất phải là 2 tháng, cũng có khi phải kéo dài đến 12 tháng. Sau thời gian này, cần cho trẻ dùng lại sữa bò để xem trẻ có dung nạp được hay chưa, nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế và cứ mỗi 3 - 6 tháng lại cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra vấn đề dung nạp.

- Nên cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn khả năng tiết sữa, tuy nhiên chế độ ăn của mẹ phải được thiết lập bởi một bác sĩ chuyên về dinh dưỡng để có thể đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Cần lưu ý rằng các protein có trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, vì vậy cần phải loại bỏ hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.

Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai, Báo Gia đình&Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-hieu-tre-bi-di-ung-sua-7924.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY