Bệnh theo mùa hôm nay

Dấu hiệu trẻ biến chứng não khi mắc Tay - Chân - Miệng cha mẹ cần chú ý

Tay - Chân - Miệng là bệnh lành tính, nhưng nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh trở nặng, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện, tránh biến chứng đáng tiếc.

Tay - Chân - Miệng là bệnh lành tính, nhưng nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh trở nặng, cha mẹ cần cho trẻ nhập viện, tránh biến chứng đáng tiếc.

Bệnh Tay - Chân - Miệng vào mùa, cần lưu ý gì?

BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM cho biết, bệnh Tay - Chân - Miệng bắt đầu vào mùa, đã có trẻ độ nặng nhập viện. Mặc dù bệnh lành tính, nhưng có một số dấu hiệu bệnh trở nặng cha me cần lưu ý để theo dõi và cho trẻ nhập viện kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc.

Dấu hiệu nghi ngờ bệnh là khi: Trẻ tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, nói đau miệng. Sốt 1, 2 bữa sau hết sốt nỗi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, lở trong miệng. “Nên cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán bệnh kịp thời”, BS. Khanh nhắn nhủ.

Dấu hiệu bệnh trở nặng ở trẻ: Là khi trẻ sốt hơn 2 ngày; Sốt từ 39 độ hơn, uống Thu*c khó hạ và nôn ói hay muốn ói.

BS Khanh nhấn mạnh: “Có một dấu hiệu mà cha mẹ ít để ý nhưng nó chỉ ra rằng bệnh bắt đầu biến chứng ở trẻ, đó là trẻ giật mình chới với lúc thiu thiu ngủ. Và trẻ không đi vững, tay chân yếu, người run. Hoặc trẻ thở mệt, da nổi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh. Cha mẹ cần ngày lập tức đưa con đến viện cấp cứu”.

Biến chứng của bệnh Tay - Chân - Miệng rất nguy hại cho trẻ, ví như biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não hay biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch...

Theo BS. Khanh để phòng bệnh Tay - Chân - Miệng cho trẻ cần lưu ý, cho trẻ rửa tay trước khi vào lớp, trước khi về nhà, khi về tới nhà. Người lớn cũng cần rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn, nhất là mới đi ra ngoài về. Khi thấy trẻ mắc bệnh Tay – Chân – Miệng cần báo cô giáo để phòng cho mấy bé khác; cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày; Ra phường xin Thu*c sát trùng sàn nhà, đồ chơi. Và vệ sinh nơi bé sinh hoạt, đồ chơi...

“Mẹo” chăm sóc trẻ mắc Tay - Chân - Miệng

BS. Khanh chỉ 5 mẹo chăm trẻ khi mắc bệnh:

1. Nổi mụn nước nhiều quá:
- Trẻ nổi càng nhiều mụn làm phụ huynh lo nhưng thường nổi nhiều lại nhẹ hơn nổi ít.
- Không cần bôi Thu*c xanh, vì không có tác dụng mà còn làm bác sĩ nhìn không biết mụn nước do gì.
- Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô.

2. Kháng sinh - Vitamine:
- Nếu không loét miệng nhiều gây bội nhiễm thì khỏi kháng sinh làm gì.
- Vitamine cũng không cần lắm, đang đau miệng ép uống đau thêm.

3. Ngủ lăn qua lăn lại, khóc chút chút:
- Đau họng do vết loét: lấy gói Grangel (Thu*c dạ dày) hay KIN baby bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngậm hay chấm vào vết loét sẽ hết đau.
- Ngứa ngáy quá có thể do kiêng không tắm.

4. Không chịu ăn:
- Do miệng đau: Làm thức ăn chờ nguội hẳn hay làm mát mới dễ ăn.
- Không ăn nóng, ăn cay, ăn chua.
- Cũng dùng gói Grangel hay KIN baby rơ miệng như trên.

5. Bình tĩnh, thường sau ngày thứ 4 sẽ tươi lên, không giật mình, không sốt cao là sẽ ổn dần.

“Bệnh Tay - Chân - Miệng đang vào mùa nhưng có tới 90% trẻ tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, phụ huynh nên học dấu hiệu giật mình, nếu không giật mình thì rất hiếm khi có biến chứng”, BS. Khanh nói.

Bệnh Viện Nhi Đồng 2 TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dau-hieu-tre-bien-chung-nao-khi-mac-tay-chan-mieng-cha-me-can-chu-y-n405043.html)

Tin cùng nội dung

  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY