Trong những năm đầu đời của trẻ, bố mẹ thường tìm kiếm những dấu hiện thể hiện con mình có một tài năng đặc biệt hay năng lực vượt trội trong một lĩnh vực nào đó. có thể con của họ chạy nhanh hơn những đứa trẻ khác hay giải những bài toán nâng cao một cách dễ dàng, hay có năng khiếu âm nhạc.
Điểm số cao hoặc những bài kiểm tra không phải là chỉ số duy nhất cho thấy một đứa trẻ có tài năng thiên phú. mặc dù không có công thức nhất định để xác định một đứa trẻ có tài năng đặc biệt, nhưng các nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học giáo dục cho biết có một số đặc điểm có thể chỉ ra tiềm năng cao ở trẻ.
(Ảnh minh họa)
- Sớm có khả năng đọc, học và hiểu mọi thứ một cách nhanh chóng.
- Trở nên hăng say với các chủ đề mình quan tâm trong khi lại thờ ơ với những thứ xung quanh.
- Kiên nhẫn quan sát, tò mò, thường xuyên đặt câu hỏi.
- Khả năng tư duy trừu tượng, thể hiện sự sáng tạo.
- Phát triển sớm các kỹ năng vận động (ví dụ: giữ thăng bằng, phối hợp và di chuyển).
- Rất thích thú khi khám phá những sở thích mới hoặc nắm bắt khái niệm mới.
- Sớm sử dụng những từ vựng nâng cao.
- Nhớ được nhiều kiểu thông tin.
- Thể hiện tính độc lập, tự chủ, có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Khả năng nhìn thấy những tình huống từ các góc nhìn khác nhau và khám phá những cách tiếp cận thay thế.
vậy bạn nên làm gì khi sớm nhận thấy tiềm năng của con mình? và làm sao có thể giúp nuôi dưỡng tài năng của trẻ mà không tạo ra những áp lực cho chúng?
Sau nhiều năm nghiên cứu những người nằm trong 1% danh sách những người hoạt động hiệu quả nhất trong các lĩnh vực của họ, Tiến sĩ Kumar Mehta, tác giả quyển The Exlusives và The Innovation Biome, thành viên hội đồng quản trị của Uỷ ban trẻ em – tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho việc nuôi dưỡng hạnh phúc của trẻ em thông qua học tập và phát triển tình cảm, xã hội - nhận thấy rằng, bước quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm là tạo ra môi trường thuận lợi cho con có thể phát triển một mối quan hệ tích cực với những thứ con hứng thú.
Việc tạo điều kiện cho con tiếp xúc với những thứ liên quan đến sở thích của chúng là điều cần thiết để phát triển tài năng. ví dụ nếu con thích khoa học thì việc tham quan các bảo tàng khoa học dành cho trẻ em có thể mang lại những trải nghiệm thực tế, giúp con thích tìm tòi hơn về lĩnh vực này. bạn cũng có thể cung cấp cho con những vật dụng kích thích khả năng sáng tạo như hộp đựng trứng, hộp các tông, cuộn khăn giấy…
Khi bố của ca sĩ, nhạc sĩ từng đoạt giải Grammy Ed Sheeran nhận ra rằng âm nhạc là điều quan trọng nhất trong cuộc đời con trai mình, ông đã chủ động đưa con đến các buổi hoà nhạc mỗi tuần với hy vọng con sẽ tìm thấy điều mình đang tìm kiếm. Với gia đình của vận động viên golf chuyên nghiệp Tony Finau, gia đình không đủ khả năng để đưa con đến sân để luyện tập nên bố anh đã trả 2USD cho một cây gậy đánh golf và túi bóng golf từ đội Salvation Army – và Finau đã dùng chúng để tập đánh bóng vào nệm.
Các nghiên cứu cho thấy rằng sự phát triển kỹ năng của trẻ em sẽ tăng cao hơn khi chúng tương tác, học hỏi hoặc cảm thấy được truyền cảm hứng từ những người khác có tài năng tương tự. iten là một thị trấn nhỏ ở rìa cao nguyên trên thung lũng rift, kenya, là quê hương của nhiều vận động viên chạy giỏi nhất thế giới. "bạn thấy hàng xóm của mình chạy rồi chiến thắng, điều đó thúc đẩy bạn chạy và giành chiến thắng như họ", hlv bernard ouma – người huấn luyện các vận động viên điền kinh ưu tú của kenya – chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với cnn.
(Ảnh minh họa)
Khi trẻ nhìn thấy những người xung quanh toả sáng trong một hoạt động mà trẻ quan tâm, chúng sẽ có động lực để nâng tầm bản thân và thậm chí còn giỏi hơn nữa.
Không ai một mình mà đạt được sự vĩ đại. Đôi khi, bố mẹ phải có tầm nhìn xa hơn để giúp con, đáp ứng nhu cầu của con bằng cách tìm một người cố vấn, một người có tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải trò chuyện với con để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều cùng một hướng đi, quan điểm, và cam kết duy trì mối quan hệ cố vấn này.
Đây không nhất thiết phải là một người có nhiều kinh nghiệm hơn. Theo nghiên cứu cho thấy, những người có ảnh hưởng lớn nhất đến con bạn rất có thể là bạn bè của chúng. Mối quan hệ giữa các thành viên ban nhạc The Beatles là một ví dụ. John Lennon và Paul McCartney đều có năng khiếu nhưng có lẽ cả hai sẽ không thể một mình gặt hái thành công như khi họ làm việc cùng nhau.
Các giá trị gia đình cung cấp nền tảng cho một đứa trẻ và nghiên cứu cho thấy rằng khi trẻ em có cảm giác được hỗ trợ mạnh mẽ, chúng sẽ có nhiều khả năng phát huy hết tiềm năng của mình.
- Giá trị tôn trọng: Thể hiện rằng bạn tôn trọng tính độc đáo, ý tưởng và ước mơ của con. Cả nhà dành thời gian cùng nhau, cho phép mỗi thành viên theo đuổi sở thích của mình.
(Ảnh minh họa)
- Giá trị công việc: Đối với trẻ em, điều này bao gồm cách con tiếp cận trường học và nền tảng giáo dục của con. Bạn chính là mẫu hình cho những hành vi tích cực như tính kiên trì, luôn làm hết sức, không bỏ cuộc khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch… Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để dạy trẻ những giá trị này.
- Giá trị xã hội: Đây là chìa khoá để nuôi dạy những đứa trẻ tốt bụng, biết quan tâm đến người khác và mong muốn những điều tốt đẹp cho cộng đồng. Luôn khuyến khích và khen ngợi con khi con biết tôn trọng và lịch sự, tham gia làm việc nhóm và tình nguyện giúp đỡ mọi người bằng những kỹ năng của mình.
Tuy nhiên, bố mẹ hãy nhớ rằng đặt quá nhiều áp lực lên trẻ sẽ có thể gây hại. Khi những đứa trẻ cảm thấy như mỗi bài tập về nhà đều ảnh hưởng đến tương lai, hay mỗi trận bóng chúng tham gia có quyết định xem chúng có thành cầu thủ xuất sắc hay không thì nó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực. Bố mẹ hãy cẩn thận nhé!
(Nguồn: cnbc)