Kinh tế xã hội hôm nay

ĐBQH xót thương khi mỗi ngày trung bình có 7 trẻ em bị xâm hại

MangYTe - Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đau lòng dẫn chứng, mỗi ngày trung bình có 7 trẻ em bị xâm hại. Một năm có 38 trẻ em bị giết hại, 133 trẻ em bị thương tích, 1.286 trẻ em bị xâm hại và có 84 trẻ em bị mang thai.

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 9, quốc hội khóa xiv, sáng 27/5, dưới sự điều hành của phó chủ tịch quốc hội uông chu lưu, quốc hội họp phiên toàn thể trực tuyến tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Phát biểu ý kiến trước quốc hội, đbqh tăng thị ngọc mai (đoàn đại biểu trà vinh) cho biết, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, kỹ thuật số, trong muôn mặt của đời sống thì trẻ em việt nam cũng như trẻ em các nước có nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển. song song đó, ma trận cạm bẫy, nguy cơ rình rập xâm hại trẻ em trên mỗi bước đường phát triển, trưởng thành cũng không ít.

Quốc hội họp phiên toàn thể trực tuyến tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Đại biểu mai cũng đặt ra vấn đề, làm thế nào để trẻ em việt nam được phát triển trong lành mạnh, an toàn, trở thành công dân tốt trong tương lai; trở thành công dân toàn cầu đó là câu hỏi có nhiều đáp án được mọi cấp, mọi ngành có trách nhiệm quan tâm.

Vị đại biểu đoàn trà vinh cũng không khỏi đau đớn khi thông tin rằng: "đau đớn, phẫn nộ thay, những tưởng trẻ em của chúng ta được an toàn trong vòng tay yêu thương của người thân thì ngược lại bà đang tâm giết cháu; mẹ, cha giết con; ông và cha thay nhau hãm hiếp con cháu; thầy cô xâm hại học trò, đủ dạng, đủ kiểu.

Có muôn vàn lý do nhưng tột cùng là đạo đức con người xuống cấp, luân thường đạo lý đảo lộn, giá trị nhân bản bị xem thường dưới ảnh hưởng tác động của đồng tiền, của nhục dục, của lòng tham dưới vỏ bọc của sự tự do vô lối".

ĐBQH Tăng Thị Ngọc Mai.

Nêu ý kiến của mình, đại biểu phạm văn hòa (đoàn đại biểu tỉnh đồng tháp) chỉ ra thực trạng, tình hình xâm hại T*nh d*c trẻ em đang là vấn nạn để lại hậu quả nặng nề không chỉ với bản thân người bị hại mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình và xã hội. điều này, không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa mà xảy ra ở cả nhưng nơi kinh tế - xã hội phát triển.

"những con số đau lòng sau đây cho thấy mảng tối của công tác phòng, chống xâm hại trẻ em là đáng báo động. mỗi ngày trung bình có 7 trẻ em bị xâm hại. một năm có 38 trẻ em bị giết hại, 133 trẻ em bị thương tích, 1.286 trẻ em bị xâm hại và có 84 trẻ em bị mang thai", đại biểu hòa nói.

ĐBQH Phạm Văn Hòa.

Đại biểu đoàn đồng tháp cũng nhấn mạnh: "đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau. nhiều đối tượng có mối quan hệ với trẻ như người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ chiếm trên dưới 90%; có đối tượng là giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục, cán bộ, công chức, viên chức, người cao tuổi...".

Cũng theo đại biểu Hòa, nguyên nhân trên có mấy vấn đề do tác động mặt trái của kinh tế thị trường như sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội trong một bộ phận người dân; tình trạng lạm dụng rượu, bia, chất kích thích chưa được ngăn chặn hiệu quả; phim bạo lực, Khi*u d*m; những thông tin độc hại trên Internet tràn lan tác động rất tiêu cực cho trẻ em.

Trong khi đó, đại biểu trần thị hiền (đoàn đại biểu tỉnh hà nam) nêu quan điểm: "tôi nghĩ rằng bất cứ ai cũng sẽ có rất nhiều cảm xúc khi đọc những thông tin, số liệu mang tính cảnh báo nghiêm trọng như: 6 tháng đầu năm 2019 số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, tính trung bình 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.

xâm hại T*nh d*c chiếm 75,38% tổng số vụ xâm hại trẻ em, một số địa phương tỷ lệ này chiếm trên 90%. thành phố hồ chí minh và hà nội là 2 trong 10 địa phương có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất trong cả nước. rất buồn khi phải dẫn ra thông tin hà nội là địa phương có số trẻ em bị xâm hại dẫn đến Tu vong cao nhất (13 em). thành phố hồ chí minh dẫn đầu số trẻ em gái có thai do bị xâm hại T*nh d*c cao nhất (86 em)".

Đại biểu trần thị hiền cũng cho biết, những nơi tưởng chừng an toàn nhất đối với trẻ em như gia đình, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội lại là những nơi ngày càng gia tăng nguy cơ xâm hại trẻ em. chúng ta chứng kiến sự băng hoại đạo đức xã hội đến cùng cực khi những vụ bố đẻ xâm hại con ruột, bố dượng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái không còn là cá biệt.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/dbqh-xot-thuong-khi-moi-ngay-trung-binh-co-7-tre-em-bi-xam-hai-20200527140941214.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY