Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Đề phòng dịch chồng dịch

TP HCM vừa ghi nhận có 6 ổ dịch sốt xuất huyết ở 7 phường, xã thuộc 4 quận, huyện, tăng 2 ổ bệnh mới so với tuần trước

Trong khi TP HCM vẫn còn tiếp tục phòng chống dịch Covid-19 thì nhiều thứ dịch bệnh nguy hiểm khác đang rình rập bùng phát khi mùa mưa bắt đầu.

Vào mùa dịch sốt xuất huyết

Những cơn mưa đầu mùa xuất hiện cũng báo hiệu mùa dịch sốt xuất huyết (SXH). Theo bác sĩ (BS) Lâm Phước Trí - Trưởng Trạm Y tế phường Tân Quý, quận Tân Phú - từ đầu năm 2020 đến nay, địa bàn quận Tân Phú đã có 7 trường hợp mắc bệnh SXH. Điểm chung của các ca bệnh SXH là những người dân lao động di chuyển nhiều nơi, vì vậy khó xác định được khu vực truyền bệnh.

BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết ghi nhận tuần mới nhất trên địa bàn TP đã xuất hiện 6 ổ dịch SXH phát sinh tại 7 phường, xã thuộc 4 quận, huyện, tăng 2 ổ dịch so với tuần trước đó. Trong tuần qua, TP ghi nhận có 65 trường hợp bệnh mắc SXH. Như vậy, tổng số ca mắc SXH tính từ đầu năm đến nay là 6.478 trường hợp, điều đáng mừng là tính đến nay chưa ghi nhận trường hợp Tu vong do SXH.

Ngành y tế đã triển khai hoạt động phun hóa chất phòng dịch sốt xuất huyết

Theo BS Lê Hồng Nga, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm HCDC, dù đây là giai đoạn thấp điểm của dịch bệnh SXH nhưng đã có sự xuất hiện các ổ dịch nhỏ trong cộng đồng (có 2 người mắc SXH trong cùng một khu phố). Điều này cho thấy nguy cơ dịch SXH bùng phát luôn hiện hữu và sẽ tăng dần khi mùa mưa đến.

HCDC cảnh báo theo quy luật, mùa mưa là thời điểm TP HCM bước vào mùa dịch SXH. Số lượng bệnh nhân đã bắt đầu tăng và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng theo từng tuần. Đặc biệt, năm nay, TP vẫn đang còn trong mùa dịch Covid-19, nếu người dân chủ quan, lơ là, không triển khai các biện pháp phòng SXH ngay từ bây giờ thì hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng dịch chồng dịch. Ngoài ra, hiện nay học sinh cũng đã bắt đầu đi học trở lại, nên nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm sẽ rất lớn, nhất là bệnh tay chân miệng.

Chủ động phòng ngừa dịch bệnh

Theo HCDC, trên địa bàn TP HCM hiện có trên 10.000 điểm nguy cơ, đó là những nơi thường xuyên tập trung đông người, nhà trọ, công trình xây dựng, địa điểm tôn giáo… Để hạn chế bệnh SXH, HCDC yêu cầu các quận - huyện lên kế hoạch rà soát và xử lý các điểm nguy cơ trên địa bàn, thực hiện hoạt động truyền thông lồng ghép phòng chống SXH và Covid-19.

BS Nguyễn Trí Dũng cho biết trước tình hình này, trong tuần qua, HCDC đã xử lý phun hóa chất 8 ổ dịch, thực hiện diệt lăng quăng tại các ổ dịch, các điểm nguy cơ tại 15 phường, xã thuộc 5 quận, huyện.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, nếu xảy ra trường hợp dịch chồng dịch sẽ gặp một số khó khăn nhất định. SXH cũng có những biểu hiện giống bệnh nhân mắc Covid-19 là sốt, đau nhức, ho. Nếu người có triệu chứng này thì phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm sẽ tốn công, tốn sức hơn. Chưa kể quá trình cách ly điều trị cùng lúc 2 bệnh thì sẽ khó khăn hơn. Trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 mà còn có bệnh nền liên quan thì trong quá trình chữa trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù dự báo nguy cơ dịch chồng dịch, song HCDC khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng, thay vào đó là cần nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa SXH. Mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh SXH, bao gồm: diệt lăng quăng, diệt muỗi; dẹp bỏ những vật chứa nước đọng có thể làm ổ cho muỗi đẻ trứng như hộp cơm, nắp chai nước, bình bông, chum vại chứa nước; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến…

Thực hiện thường xuyên công tác vệ sinh môi trường trong nhà (cần phải luôn dọn dẹp cho sạch sẽ, thông thoáng), khu vực xung quanh nhà (phát quang bụi rậm, lấp ao tù, nước đọng… nếu có). Đồng thời, cá nhân thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống SXH bằng cách không để bị muỗi cắn (mặc quần áo dài tay, ngủ màn… kể cả ban ngày).

Sở Y tế TP chỉ đạo các trung tâm y tế không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác sắp vào mùa như sốt xuất huyết, tay chân miệng..., tránh xảy ra tình trạng dịch chồng dịch.

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Chia sẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/de-phong-dich-chong-dich-20200506202348978.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trước thông tin phản ánh tình trạng nghịch lý đầu tư trang thiết bị y tế lạc hậu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Bắc Kạn báo cáo việc đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện này
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY