Dị ứng , Mề đay hôm nay

Dị ứng nước hoa - Không thể xem thường!

Nước hoa là một trong những mỹ phẩm được dùng nhiều nhất. Với nhiều người, nước hoa là vật bất ly thân, bởi nó đem đến cho họ sự tự tin, lôi cuốn và quyến rũ.
Nhưng, thứ nước thơm đầy ma lực này nhiều lúc cũng đẩy các tín đồ của nó vào tình thế dở khóc dở cười với những nổi mẩn ngứa khắp người, thậm chí cả những cơn hen, mà chúng ta vẫn gọi là dị ứng. Một lọ nước hoa nho nhỏ nhưng chứa tới gần 800 hợp chất, trong đó có tới 100 loại (như carbon monoxide (CO), axeton, chì hoặc benzen, xạ hương...) có thể gây dị ứng. Tuy có ghi tên các hoạt chất sử dụng trong sản phẩm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng đó chỉ là "làm phép", bởi nhà sản xuất đều giữ kín những nguyên liệu chính như một bí quyết tạo nên thương phẩm của hãng. Và rất có thể, chính những "bí quyết" đó là thủ phạm gây dị ứng cho người dùng.

Hóa chất độc hại trong nước hoa phát tán rất nhanh trong không khí, nên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua việc hít thở hoặc qua tiếp xúc với da. Ban đầu là tấn công vào các tế bào da, dần dần, những thành phần này sẽ ảnh hưởng đến cả các cơ quan bên trong cơ thể. Khi bị dị ứng, nạn nhân sẽ mắc các triệu chứng phổ biến như: đau đầu, nghẹt mũi, ngứa họng, ngứa mắt, chóng mặt. Trường hợp cá biệt, nhất là những người sử dụng nước hoa dài ngày có thể bị tổn thương hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến quá trình mang thai, chứng hay quên, bệnh ung thư. Nếu là người có làn da nhạy cảm, bị hen, hoặc mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp khác, thì việc tiếp xúc với nước hoa sẽ càng gây ra những tác động nguy hại hơn nhiều so với người bình thường.

Ngoài những tổn thương trên, nước hoa còn là thủ phạm tàn phá làn da của người dùng với các bệnh phổ biến là viêm da tiếp xúc cấp tính hoặc mạn tính và sạm da. Trong trường hợp bị viêm da tiếp xúc cấp tính hoặc mạn tính, người bệnh thấy ngứa, cảm giác dấm dứt khó chịu xảy ra ngay tức thì hoặc sau vài giờ hay muộn hơn. Da bị đỏ, đôi khi có phù nề, nổi mụn nước, bọng nước. Sau vài ngày hoặc vài tuần, các thương tổn sẽ nhạt màu dần, nếu có mụn nước thì sẽ bị trợt, sau đó đóng vảy tiết và cuối cùng là lành sẹo. Trường hợp viêm mạn tính, da thường bị đỏ, khô, dày và bong. Các viêm da loại này thường khỏi sau khi không tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Nếu bị sạm da, việc điều trị rất lâu khỏi.

Để nước hoa thực sự là người bạn đồng hành tuyệt vời trong cuộc sống, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về loại mỹ phẩm đặc biệt này.

Nếu bạn là người hay bị dị ứng, hãy kiểm tra nước hoa trước khi mua. Một vài giọt lên phần hõm của khuỷu tay có thể giúp bạn biết là da mình có hợp với loại nước hoa đó không.

Nên giữ nước hoa ở chỗ kín, mát và nhớ xem kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì trước khi mua và dùng nước hoa.

Ngay cả các loại nước hoa bạn vẫn quen dùng có thể thay đổi theo thời gian và những chất gây dị ứng mới có thể xuất hiện, vì thế khi sử dụng, tốt nhất không để nước hoa tiếp xúc lên da.

Mangyte.vn
Theo BS Phương Dung - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-di-ung-nuoc-hoa-khong-the-xem-thuong-3269.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY