Sức khỏe hôm nay

Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Dịch HIV/AIDS từ khi được phát hiện đầu tiên vào năm 1981, tới nay vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp dù cả thế giới đã có rất nhiều nỗ lực trong việc triển khai nhiều hoạt động phòng,
Dịch HIV/AIDS từ khi được phát hiện đầu tiên vào năm 1981, tới nay vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp dù cả thế giới đã có rất nhiều nỗ lực trong việc triển khai nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cũng như chăm sóc và điều trị cho người nhiễm. Ðặc biệt là Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Những nguy cơ

Dù các con đường lây truyền HIV từ người này sang người khác đã được xác định rõ, nhưng sự lây truyền này vẫn còn nằm trong vòng khó kiểm soát: tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ T*nh d*c thấp, vẫn còn sử dụng chung bơm kim tiêm, vừa hoạt động B*n d*m vừa sử dụng M* t*y, vợ - chồng – bạn tình không biết tình trạng HIV của nhau nên không thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm, có thai mới phát hiện bị nhiễm HIV hoặc chủ động có thai khi đã được xác định nhiễm HIV… Thực trạng trên dẫn đến ngày càng có nhiều phụ nữ bị nhiễm HIV mang thai, tiếp tục thai kỳ và sinh nở, do đó có nhiều trẻ sinh ra bị phơi nhiễm với HIV. Vì vậy điều trị Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ làm giảm số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ.

Tại Việt Nam, theo số liệu giám sát trọng điểm, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai là 0,4%, với số trẻ sinh ra hàng năm là 1,5 triệu đến 2 triệu thì mỗi năm có khoảng 6000 trẻ sinh ra có phơi nhiễm với HIV. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng 36% (25% - 40%).

Việc đánh giá tình trạng lâm sàng, miễn dịch cho người mẹ cũng như theo dõi thai nghén định kỳ và chỉ định điều trị Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp theo đúng hướng dẫn sẽ làm giảm thấp đáng kể nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con (LTMC) xảy ra ở cả 3 thời kỳ: 10% trong thời kỳ mang thai (do máu mẹ qua màng rau thai bị tổn thương sang máu con, 15%-20% trong thời kỳ chuyển dạ đẻ (tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mẹ chứa HIV), và 10% trong thời kỳ cho con bú (sữa mẹ có chứa HIV, núm vú tổn thương có thể chảy máu...).

Biện pháp can thiệp

Theo số liệu giám sát trọng điểm, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai là 0,4%, với số trẻ sinh ra hàng năm là 1,5 triệu đến 2 triệu thì mỗi năm có khoảng 6000 trẻ sinh ra có phơi nhiễm với HIV. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng 36% (25% - 40%).

Tư vấn xét nghiệm HIV trước sinh: đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá tình trạng HIV của phụ nữ mang thai, từ đó xác định các can thiệp phù hợp.

Những phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV có kết quả dương tính cần được theo dõi liên tục và can thiệp đúng quy trình nhằm làm giảm tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm HIV cho những trẻ sinh ra từ các bà mẹ này:

- Được giới thiệu, chuyển gửi tới các cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS cho người lớn để đánh giá về lâm sàng (nhiễm trùng cơ hội, giai đoạn lâm sàng) và xét nghiệm (đồng nhiễm viêm gan B/C, các xét nghiệm cơ bản, số lượng tế bào CD4). Nếu đủ tiêu chuẩn điều trị bằng Thu*c kháng virus ARV theo Hướng dẫn Quốc gia về chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS, tiến hành điều trị bằng ARV cho những phụ nữ này (chú ý sử dụng các Thu*c không ảnh hưởng tới thai nhi: ví dụ không sử dụng EFV, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ).

- Với những phụ nữ mang thai HIV( ), tình trạng lâm sàng và miễn dịch còn tốt, cần tiến hành điều trị dự phòng bằng AZT liên tục cho đến khi chuyển dạ - dùng thêm liều đơn NVP 20mg vào tuần thai thứ 14 hoặc ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thứ 14. Đồng thời, cứ 3 tháng một lần, kiểm tra CD4, nếu số lượng CD4 giảm < 350TB/mm3 thì bắt đầu điều trị ARV bằng phác đồ AZT 3TC EFV.

Theo dõi, quản lý có hệ thống và đưa ra các quyết định can thiệp phù hợp có hiệu quả cao làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Các can thiệp trước sinh: tư vấn xét nghiệm HIV, sàng lọc và điều trị các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, bổ sung vitamin, sắt, dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội, sử dụng ARV để điều trị cho mẹ hoặc điều trị dự phòng LTMC… là những biện pháp hết sức cần thiết và hiệu quả làm giảm tỷ lệ LTMC.

Các can thiệp trong khi sinh: với những phụ nữ chưa tiếp cận các can thiệp trước sinh, cần tư vấn xét nghiệm nhanh HIV, nếu dương tính thì sử dụng phác đồ ARV dự phòng LTMC theo hướng dẫn, tránh các can thiệp như bấm ối, forcep, cắt tầng sinh môn… cân nhắc chỉ định mổ lấy thai, nhanh chóng lau sạch máu và sản dịch cho trẻ sơ sinh.

Can thiệp sau sinh: chủ yếu là tư vấn cho người mẹ về những lợi ích và nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú. Tốt nhất là nuôi trẻ bằng sữa thay thế nếu có điều kiện. Trường hợp không có điều kiện sử dụng sữa thay thế, cần hướng dẫn người mẹ cho bú hoàn toàn trong thời gian đầu, sau đó cai sữa sớm chuyển ăn dặm ngay khi có thể để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ. Trẻ cần được giới thiệu và chuyển gửi tới các phòng khám ngoại trú cho trẻ em để theo dõi và điều trị ARV.

Những bằng chứng về hiệu quả của các biện pháp can thiệp, điều trị Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã làm thay đổi rất lớn quan điểm về mang thai và sinh sản ở phụ nữ nhiễm HIV so với thời kỳ đầu đại dịch HIV mới xuất hiện. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả lớn hơn nữa, hoạt động Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần tiếp tục triển khai rộng khắp, đúng quy trình, tăng cường khả năng tiếp cận cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trên cơ sở giảm dần và tiến đến xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS. ThS Nguyễn Kim Thư Bộ môn Truyền nhiễm, Trường Ðại học Y Hà Nội
    Mạng Y Tế
    Nguồn: Nguồn Internet (news-dieu-tri-du-phong-lay-truyen-hiv-tu-me-sang-con-6727.html)

    Tin cùng nội dung

    • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
    • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
    • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
    • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
    • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
    • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
    • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
    • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
    • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
    • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
    Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY