Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

Điều trị và chăm sóc người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh rất nguy hiểm không thể xem nhẹ, đây là nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng, đau tê hông - chân...
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, rối loạn khác nhau, vì vậy khi phát hiện bệnh phải xử lý kịp thời tránh nguy hiểm cho người bệnh.

Theo thống kê thì khoảng 90% số ca thoát vị đĩa đệm bị thoát vị ở đoạn cột sống thắt lưng, gây đau và đau lan xuống các dây thần kinh hông. thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưngsẽ gây áp lực lên dây thần kinh, vị trí này rất hay xảy ra thoát vị đĩa đệm.

Dấu hiệu nhận biết

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường tái phát nhiều lần, cơn đau có tính chất cơ học tăng khi lao động và giảm khi nghỉ ngơi, mỗi đợt kéo dài khoảng 1 - 2 tuần, sau đó lại khỏi. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng lưng - mông - chân mà rễ thần kinh bị chèn ép chi phối. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thường có triệu chứng như: đau vùng cổ, gáy, vai, dọc theo cánh tay; tê cánh tay, bàn tay, các ngón tay; teo, yếu cơ cánh tay, ngón tay. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường có triệu chứng như: đau, tê vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân; teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt.

Các biến chứng

Sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, bệnh nhân sẽ bị đau rễ thần kinh do quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Các cơn đau rễ thần kinh thường xuất hiện theo đường đi mà rễ thần kinh chi phối, kéo dài từ thắt lưng và lan rộng đến mông và chân. Khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển, đứng hoặc ngồi lâu cũng khiến cơn đau tăng mạnh. Trong quá trình di chuyển, người bệnh thường xuyên phải dừng lại một đoạn để nghỉ, do các cơn đau xuất hiện nhiều lần, cản trở lớn đến các hoạt động thường ngày.

Biến chứng rối loạn cảm giác thường xảy ra ở những khoảng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương, phổ biến nhất là cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.

Rối loạn vận động: người bệnh có thể bị bại liệt ở 2 chân do rễ thần kinh chi phối.

Rối loạn cơ tròn: biểu hiện lúc đầu là bí tiểu, sau đó tiểu không thể kiểm soát được, luôn có nước tiểu chảy rỉ ra do cơ thắt kiểu ngoại vi bị liệt không thể giữ nước tiểu.

Điều trị

Tùy thuộc vào mức độ và những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ quyết định điều trị nội khoa hay chỉ định phẫu thuật. Đối với thoát vị mức độ nhẹ có thể dùng Thu*c, thực hiện các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nếu thoát vị nặng, khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh có thể gây biến chứng như: liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, đau quá mức không đáp ứng với Thu*c giảm đau thì phẫu thuật là phương pháp giúp bệnh nhân giải phóng chèn ép thần kinh và tránh các biến chứng do thoát vị gây ra. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như làm giảm áp lực nhân đĩa đệm như: đưa sóng radio vào vùng đĩa đệm thoát vị làm cho khối thoát vị bị thu nhỏ, trở về vị trí cũ, giải phóng thần kinh bị chèn ép; dùng hiệu ứng nhiệt của tia laser để hủy phần đĩa đệm thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh; Lấy nhân đệm bằng phương pháp mổ hở, mổ nội soi, mổ ít xâm lấn…

Thông thường thì nếu bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ít xuất hiện hoặc cơn đau không dai dẳng, không phải cơn đau cấp thì có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn dùng Thu*c có tác dụng giảm đau và giảm co thắt cơ bắp. Nghỉ ngơi tại giường trong một tư thế thoải mái khiến cho bạn cảm thấy bớt đau hơn nhưng cũng cần chú ý không nên nằm quá lâu.

Vật lý trị liệu có thể bao gồm liệu pháp dùng nhiệt, siêu âm và kéo giãn.

Chỉ định phẫu thuật khi: điều trị nội khoa thất bại sau 3 - 6 tuần; liệt rễ thần kinh cấp tính, bệnh nhân đau quá mức không đáp ứng với Thu*c giảm đau; thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ và dây chằng dọc sau, thoát vị di trú. Ngoài ra,còn có một trường hợp đặc biệt cần can thiệp mổ cấp cứu.

Chăm sóc và đi lại sau mổ

Trong thời gian nằm viện:

Từ ngày thứ 3 có thể đứng dậy với sự trợ giúp của y tá và sự hướng dẫn của nhân viên vật lý trị liệu.

- Để đứng lên: trong khi đang ở tư thế nằm, co chân lại, xoay nghiêng sang một bên, chân rời khỏi thành giường, đồng thời dùng tay đẩy người lên, rồi đứng thẳng lên.

- Để nằm xuống: làm ngược lại với tư thế đứng lên.

Trong 4 ngày đầu nên tránh ngồi lâu, tuy nhiên có thể ngồi khi thay đổi tư thế và đi vệ sinh.

Phải đi lại đều đặn. Không ở trên giường suốt ngày, như đi dạo, ra khỏi phòng, nếu có thể. Thử đi lên hay xuống cầu thang, nếu không có điều kiện tập phục hồi chức năng, thì chú ý một vài lời khuyên sau: như không nên gắng sức, cần phải tránh vận động mạnh làm xuất hiện những dấu hiệu như mệt mỏi hay đau.

Trong thời gian dưỡng bệnh tại nhà:

Phải nghỉ làm việc trong vòng 2 - 3 tuần. Như vậy phải chuẩn bị làm việc trở lại sau giai đoạn này. cũng như vậy trong thời gian dưỡng bệnh không nên chỉ ở trên giường hay không làm gì cả. nếu cần có thể xin lời khuyên của bác sĩ vật lý trị liệu.

Trong thời gian chờ đợi nên biết rằng:

Cần phải đi lại đều đặn.

Cần phải ngồi dậy đều đặn. đầu tiên để ăn uống, rồi càng ngày càng tăng.

Hoạt động cũng sẽ phải tăng dần dần. Không quá thận trọng, không mang vác nặng, không làm những cử động với biện độ lớn của lưng. dần dần những vận động hàng ngày trở lại như đi lại, bơi, nấu ăn, nội trợ, lái ô tô từ sau một vài tuần.

Tuy nhiên những hoạt động thể lực nên tránh như: thể thao trong vòng 3 tháng, đẩy máy hút bụi tránh trong vòng 1 tháng, đi xe ô tô đường dài trong vòng 2 tháng…

Vấn đề quan trọng là để điều trị tốt nhất không nên không hoạt động.

Lời khuyên của thầy Thu*c
Để không bị yếu cột sống thắt lưng và làm việc tốt hơn trong những điều kiện tốt nhất không nên ngừng hoạt động mà ngược lại cần nên hoạt động. Sau khi mổ, bệnh nhân phải hoạt động trở lại như trước. Những lời khuyên trên nhằm mục đích tránh phải mổ lại.
Để nhặt một vật:
- Có nhiều cách: nếu vật nặng thì co chân và tiến đến gần vật đó quỳ xuống, còn vật nhẹ thì sử dụng phương pháp thăng bằng.
- Đối với công việc nội trợ: tránh xoay, vặn người, không được cong người ra phía trước. Nên dùng máy hút bụi dạng trượt, chổi cán dài, sử dụng bồn rửa hơn là trong một xô nước nặng.
- Sắp xếp thu dọn giường chiếu phải sử dụng chân, giữ cho lưng thẳng.
- Lái ô tô: tiến đến ghế vô lăng, dựng ghế lên, nhưng trong ô tô không có vị trí ngồi lý tưởng, mà tùy thuộc vào bệnh nhân và hình thái của bệnh nhân. Chú ý khi chất hàng vào thùng xe, người luôn ở phía sau khe, đảm bảo lưng thẳng.
- Tránh đi giày quá cao gót vì làm người quá ưỡn và mất vững, nên đi giày gót dưới 4 - 5cm.
TS.BS. NGUYÊN VŨ

(Phó trưởng Khoa Ngoại thần kinh cột sống và Chấn thương chỉnh hình BV Đại học Y Hà Nội)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-va-cham-soc-nguoi-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-n135487.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY