Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

Điều trị vẹo cột sống - thoát vị đĩa đệm bằng đệm ghế ngồi

Vẹo cột sống (CS), trượt đốt sống và thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là các tổn thương cơ học.

hiện nay bao gồm: điều trị nội khoa (các Thu*c giảm đau, chống viêm, canxi, glucosamin...); điều trị bằng y học cổ truyền (Thu*c, châm cứu, bấm huyệt...); điều trị vật lý trị liệu (kéo giãn, điều trị điện, siêu âm...); điều trị phẫu thuật cột sống.

Gánh nặng đè ép lên CS (các đốt sống và đĩa đệm) là trọng lực cơ thể, chưa kể đến sai tư thế hay khi mang vác, bê, xách, kéo, đội các vật nặng. Trong trạng thái giữ CS thẳng, áp lực của trọng lực được trải đều lên bề mặt của mỗi đốt sống và - nhân đệm, khi đó, lực đè ép này là “nhẹ nhất”. Khi nghiêng người, cúi người (CS nghiêng, cong gập), lực đè ép sẽ dồn về phía nghiêng - gập làm đốt sống và - nhân đệm có xu thế trượt, lòi về phía đối diện. Tóm lại, tư thế sai trong sinh hoạt, học tập, lao động, rèn luyện thể dục... là nguyên nhân gây ra vẹo CS, trượt đốt sống và TVĐĐ.

Đệm ghế ngồi với lõi chắc, được thiết kế như bậc tam cấp giúp nâng đỡ 2 chân ở tư thế ngồi thiền.

Không còn cách nào khác là phải dùng tư thế đúng để “điều trị” tư thế sai.

Các tư thế sai cần loại bỏ: Có thể kể ra đủ loại tư thế sai trong đời sống con người: nằm không gối, ngoẹo đầu, co quắp, nằm sấp..., ngồi dưới sàn, ngồi ghế không tựa mông, nửa nằm - nửa ngồi, ngồi học cúi đầu, ngồi gác chân chữ ngũ..., đứng gác chân, đứng chân thẳng chân chùng, đứng chống nạnh, đứng cúi lưng nâng bê đồ vật... Mỗi chúng ta cần học hiểu cơ bản về giải phẫu CS, từ đó hiểu tại sao tư thế sai gây bệnh CS cho mình, tiếp đó, tập luyện các tư thế đúng để thay thế các tư thế sai. Ví dụ: khi ngồi thì đẩy mông sát vào thành ghế rồi mới tựa lưng làm CS lưng thẳng, ngồi học hay ngồi làm việc thì ngồi sát vào thành bàn, không cúi cổ khi làm việc giữ cho CS cổ thẳng. Khi bê một vật dưới sàn thì ngồi xổm xuống 2 chân, 2 tay bê nâng vật lên sẽ giữ cho CS lưng vẫn thẳng thay vì đứng cúi lưng bê vật nặng lên rất dễ trượt và đốt sống lưng, thậm chí gãy eo (gai) đốt sống. Điều đáng nói là không thể chữa được tận gốc vẹo CS, trượt đốt sống và TVĐĐ cũng như phòng ngừa tái phát các bệnh này nếu như bệnh nhân không từ bỏ các tư thế sai, thay bằng các tư thế đúng.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật điều chỉnh xương mới an toàn và hiệu quả bằng: đệm ngồi, ghế và gối (gối cổ, gối lưng) để bạn đọc tham khảo:

Khi ngồi, 2 ụ ngồi nằm trên một mặt phẳng. Để giữ cho CS thẳng (không nghiêng, không còng xuống) thì cần phải nâng đỡ một trụ ở giữa là mỏm xương cụt. Tuy nhiên, tính từ dưới lên, mỏm xương cụt lại ở vị trí cao hơn 2 ụ ngồi. Đệm ngồi với lõi chắc được thiết kế như bậc tam cấp tính từ cao xuống thấp bao gồm 3 bậc: bậc 1 (mặt phẳng 1) nâng đỡ xương cùng cụt, bậc 2 (mặt phẳng 2) nâng đỡ 2 ụ ngồi, bậc 3 (mặt phẳng 3) nâng đỡ 2 chân ở tư thế ngồi thiền.

Vì hệ thống xương khung chậu - là 1 thể thống nhất nên khi khung chậu được giữ cân bằng trên kiềng 3 chân như 1 tam giác cân với mỏm xương cụt là đỉnh, 2 ụ ngồi là đáy, cũng sẽ được giữ thẳng (cân bằng) khi ta ngồi trên đệm này. Vì vậy, đệm ngồi có tác dụng điều trị lệch khung chậu, trượt vẹo CS rất tốt.

Trên cơ sở khoa học đó, đệm ngồi còn có tác dụng chống đau mỏi lưng, lệch vẹo khung chậu - cho những người ngồi thiền.

Khi ngồi trên mặt ghế phẳng dù có hay không có đệm, khung chậu - cột sống lưng có xu thế trượt ra phía trước vì hầu hết mọi người ngồi không tỳ sát mông vào thành ghế, chưa kể đến ngồi nghiêng, vẹo, gò lưng xuống bàn... là nguyên nhân hàng đầu gây ra vẹo, trượt đốt sống và TVĐĐ ở cột sống lưng. Để khắc phục tình trạng này, ghế như một cái khuôn chắc chắn của cơ thể ở tư thế ngồi với 2 ụ ngồi trên 1 mặt phẳng, hõm mông đùi chống trượt ra trước, gờ lưng cong ra trước đẩy và giữ CS lưng ở tư thế S*nh l*, hõm cong nhẹ của CS ngực và gờ đỡ CS cổ. Như vậy, ghế có tác dụng nâng đỡ và giữ khung chậu- cột sống ở tư thế S*nh l*.

Khi điều trị, dưới tác dụng của trọng lực cơ thể, khung chậu lệch vẹo, các đốt sống vẹo và trượt sẽ được nén, đẩy ép về vị trí và tư thế S*nh l*. Với những người phải ngồi học hay làm việc nhiều, ghế có tác dụng chống đau mỏi lưng, cổ và dự phòng rất tốt bệnh CS, đặc biệt là CS lưng.

Gối: gối cổ và gối lưng.

Cấu trúc của gối là khuôn S*nh l* của CS cổ và CS lưng. Khi nằm ngửa trên gối, dưới áp lực của trọng lực cơ thể, đốt sống trượt và được nén vào vị trí S*nh l*, kết quả là giải phóng tình trạng chèn ép thần kinh và mạch máu do các tổn thương cơ học của CS gây ra.

Với đặc điểm cấu trúc và hiệu quả này, gối được sử dụng hằng ngày (nhất là gối cổ dùng khi ngủ) còn có tác dụng dự phòngbệnh CS cổ, CS lưng cho tất cả mọi người.

Như vậy, hỗ trợ cho các dụng cụ điều chỉnh xương CS (đệm ngồi, ghế, gối) là các bài tập CS. Dựa trên đặc điểm cấu trúc giải phẫu và S*nh l* hệ thống khung chậu-cột sống, điều chỉnh các tác động lực cơ học sai lên CS thành các tác động đúng, các bài tập CS có tác dụng hỗ trợ tối ưu cho điều trị, có thể tập hằng ngày để bảo vệ CS và tăng cường sức khỏe.

TS.BS. Tạ Tiến Phước

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-veo-cot-song-thoat-vi-dia-dem-bang-dem-ghe-ngoi-n160340.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY