Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Điều trị viêm tuỷ răng: Khi nào phải lấy toàn bộ tuỷ?

Viêm tủy răng là căn nguyên của các cơn đau nhức khi chúng ta bị sâu răng. Cách điều trị thông thường là phải lấy tủy và hàn phục hồi ống tủy. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp viêm tủy răng đều phải làm như thế..

1. Điều trị tủy răng là gì?

Điều trị tủy răng (chữa tủy hay còn gọi là điều trị nội nha) là cách thức can thiệp hàng đầu trong các trường hợp bị viêm tủy răng.

Đây là một quy trình lần lượt từng bước nhằm mục đích giúp lấy sạch phần tủy răng bị viêm nhiễm, tổn thương bên trong khoang tủy. Sau đó, ống chứa tủy sẽ được vệ sinh, trám kín lại và phục hồi răng. Chỉ khi làm được như vậy, ổ viêm nhiễm mới được giải quyết trọn vẹn và chấm dứt cơn đau đớn cho người bệnh.

2. Khi nào phải lấy toàn bộ tủy?

Mặc dù khi tủy răng bị viêm nhiễm, gây ra cơn đau rất dữ dội. Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm, tủy răng viêm có thể tiên lượng hồi phục được thì sẽ cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương thay vì cần phải lấy tủy.

Trong khi đó, đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu, tiên lượng thấy tủy răng bị viêm không thể hồi phục được hay tủy đã hoại tử thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn, bảo vệ khoang tuỷ và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp. Chỉ khi làm được như vậy, khoang tủy mới chấm dứt nhiễm trùng, người bệnh không còn đau nhức và đồng thời còn bảo tồn được mô răng còn lại, tiếp tục thực hiện chức năng.

Cách nhận biết các trường hợp viêm tủy không hồi phục là hầu hết bệnh nhân sẽ có những triệu chứng xuất hiện những cơn dữ dội, đau nhiều về đêm, có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn trong vòng vài phút, hết kích thích nhưng đau còn kéo dài thêm.

Có nhiều trường hợp, cơn đau còn lan lên nửa đầu, nửa mặt cùng bên khiến bệnh nhân mơ hồ không xác định được răng đau nên thường bị lầm lẫn cơn đau do các bệnh lý khác.

Ngược lại, đối với các trường hợp sâu răng sớm hay viêm tủy có hồi phục thì không cần phải lấy tủy mà chỉ cần chăm sóc bảo tồn với liệu pháp tái khoáng hóa, hoàn thiện lại bề mặt răng.

Tóm lại, khi phải diệt tủy và lấy toàn bộ tủy phần lớn phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ nhận định khi thăm khám. Tuy nhiên, cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, khám kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm tổn thương, hạn chế lấy tủy, giữ trọn tính toàn vẹn của răng và tủy, đảm bảo chức năng ăn nhai và nhu cầu được thưởng thức cuộc sống của mỗi người.

Nguồn: Vinmec.com

Nguồn: alobacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d304c9e3330852b957a9e98)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY