Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng cho tim khỏe

Ngày nay, các bệnh về tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh tăng huyết áp… đang ngày càng phổ biến. Hậu quả cuối cùng là trái tim trở nên yếu, suy.

Vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng tốt để trái tim khỏe mạnh. Cụ thể:

1. Các thực phẩm nên hạn chế:

- Muối: Người bình thường không nên ăn quá 6 g muối/ngày. Riêng người bị tăng huyết áp chỉ nên ăn 2-4 g muối/ngày.

- Thu*c lá: Làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

- Rượu, cà phê: Có thể làm tăng huyết áp tức thời. Huyết áp giảm 5-10 mmHg nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp bỏ rượu.

- Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Não, phủ tạng động vật có chứa nhiều cholesterol, vì vậy nên hạn chế.

- Chất béo: Là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể nhưng không nên vượt quá 30% tổng năng lượng khẩu phần hằng ngày. Các chất béo bão hòa hay axít béo bão hòa như mỡ động vật, sữa nguyên kem gây thừa cân, làm tăng các mảng bám ở thành mạch máu.

2. Các thực phẩm tốt cho tim:

- Các thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp: Rau, ngũ cốc, canxi, tỏi…

- Thực phẩm giàu kali: Su hào, khoai tây, đậu đỏ, bí đao, sữa tách kem, chuối, trứng, thịt và ngũ cốc rất giàu kali. Một chế độ ăn giàu kali (4-5 g/ngày) giúp giảm huyết áp.

- Trứng: Trước đây, người ta cho rằng để giảm lượng cholesterol dưới 300 mg/ngày, trước hết nên kiêng trứng, vì mỗi quả trứng có 200 mg cholesterol. Điều này không đúng vì trong trứng tuy nhiều cholesterol nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng quý giá khác như protein, lecithin, vitamin nhóm B, các chất khoáng, chất béo không bão hòa… Do đó, những người khỏe mạnh nên dùng trứng vừa phải, 3-4 quả/tuần. Đối với người bị tăng huyết áp, có thể dùng 1-2 quả/tuần.

- Các thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa: Chè, rượu vang, nước quả nho có tác dụng dự phòng bệnh mạch vành.

- Cá, hải sản: Chứa axít béo omega-3, có tác dụng phòng ngừa sự hình thành huyết khối và điều chỉnh phần nào huyết áp trong bệnh tăng huyết áp thể nhẹ. Nên ăn cá 2-3 lần/tuần.

- Các loại hạt có vỏ: Theo một số quan niệm trước đây thì các loại hạt có vỏ không tốt vì chứa nhiều chất béo. Nhưng hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng thường xuyên các loại hạt này có tác dụng dự phòng bệnh mạch vành, bởi phần lớn chất béo có trong các loại hạt này là chất béo không bão hòa, có tác dụng làm giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu).

- Dầu đậu nành: Không chứa cholesterol nhưng chứa nhiều chất béo không bão hòa có tác dụng làm giảm cholesterol, nhờ đó mà ngăn ngừa bệnh mạch vành.

Theo BS Ngô Văn Tuấn - Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dinh-duong-cho-tim-khoe-n330266.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh tim dinh dưỡng tim khỏe tim mạch

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY