Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ mọc răng

Trong giai đoạn mọc răng, em bé sẽ rất khó chịu bởi những biểu hiện đi kèm như: chảy nước dãi, ho, lợi sưng đau, mệt mỏi...

khiến bé không muốn ăn, thậm chí là bỏ bữa. Để bé vượt qua giai đoạn mọc răng một cách khỏe mạnh và vui vẻ nhất thì chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng để bé tiếp nhận món ăn một cách dễ dàng nhất.

Dinh dưỡng trong giai đoạn mọc răng

Các bà mẹ cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này. Một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc là những loại thức ăn rất tốt cho trẻ. Khi trẻ ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm cũng là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên; nếu bé biếng ăn, chỉ cần cho bú mẹ là đủ, có thể cho ăn cháo xay nhuyễn trộn lẫn sữa nếu mẹ thiếu sữa.

Lúc mọc răng, trẻ thường hay ngứa lợi, vì vậy, trẻ cho bất kỳ vật gì vào miệng để cắn, bà mẹ nên cắt hình đồ chơi bằng rau củ quả như cà rốt, củ đậu, bí xanh... thành hình khối khác nhau cho trẻ chơi và nếu trẻ muốn cho vào mệng để cắn thì những đồ chơi này không ảnh hưởng đến răng của bé. Khi trẻ đã mọc răng hàm thì bà mẹ không nên cứ xay nhuyễn thức ăn mà nên băm, thái nhỏ để bé tập nhai, thường xuyên thay đổi món ăn để răng của trẻ quen với các thức ăn mới. Lúc này, trẻ sẽ rất hào hứng với việc người lớn đút cho trẻ ăn bằng cả thìa. Đây là thời kỳ người lớn cần tăng cường những thức ăn rắn cho trẻ, chẳng hạn như bánh mì mềm, cơm, rau, thịt...

Tập cho bé biết nhai là rất quan trọng. Khi biết nhai, trẻ sẽ ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, trẻ sẽ ít mắc chứng biếng ăn do chỉ cho ăn một thức ăn xay nhuyễn, động tác nhai giúp trẻ tiết nước bọt nhiều hơn, nước bọt chính là men tiêu hóa chất bột đường giúp trẻ ăn ngon miệng. Một điều quan trọng: động tác nhai giúp phát triển xương hàm của trẻ, sau này cung hàm không bị hẹp khi thay răng, trẻ không bị răng mọc lệch.

Khi trẻ trên 1 tuổi, nên cho trẻ uống nước bằng cốc, ăn sữa bằng cốc, hạn chế bú bình sẽ tốt hơn cho sự phát triển của răng.

Cha mẹ nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Cha mẹ nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

Thực phẩm khi trẻ mọc răng nên ăn

Tùy từng thời điểm mọc răng và tình trạng sức khỏe giai đoạn này mà chọn lựa dạng đồ ăn dặm phù hợp cho trẻ, một số dạng đồ ăn khi trẻ mọc răng nên ăn:

Thực phẩm dạng xay nhuyễn bởi trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, khẩu vị muốn ăn những món có mùi gần giống sữa, đồng thời mềm, dễ nuốt.

Cho bé ăn thêm bánh ăn dặm khi mọc thêm nhiều răng hơn bởi lúc này bé thường bị ngứa răng và muốn nhai, cắn nhiều thứ xung quanh. Bánh quy rất tốt cho trẻ đủ tuổi để nhai và ăn khi đang mọc răng. Thậm chí, người mẹ có thể tự làm bánh quy ngọt cho con ăn.

Chuối: Để trẻ nhai quả chuối chín khi mọc răng. Đây là loại trái cây tốt cho trẻ vì có chứa nhiều loại đường thiên nhiên - sucrose, fructose và glucose kết hợp với chất xơ. Chuối cũng là một loại thực phẩm cung cấp năng lượng tốt cho con trẻ.

Thịt gà: Trẻ em thường thích hương vị của thịt gà. Gà xé nhuyễn là thức ăn tốt nhất cho trẻ đang mọc răng. Niềm vui nhai miếng gà xé sẽ giúp giảm bớt cơn đau nhức ở nướu răng.

Đậu lăng: Đậu lăng nấu chín không thể thiếu trong danh sách thức ăn cho trẻ mọc răng khi giúp xoa dịu cơn đau, giúp răng sớm nhú lên.

Bơ: Bạn cắt quả bơ thành nhiều lát và cho trẻ nhai một lát bơ để giảm đau do mọc răng. Nhai bơ cung cấp nhiều vitamin A và canxi cho trẻ.

Ngoài ra, các loại rau như cần tây, hành tỏi, rau mùi... không chỉ chứa nhiều canxi mà còn giúp làm sạch răng lợi cho bé nữa. Các loại cá và hải sản cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý trong thời kỳ mọc răng của bé, không nên cho bé ăn đồ chua, đồ lạnh vì có thể ảnh hưởng đến tốc độ mọc răng. Mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là vào buổi tối vì dễ gây sâu răng cho bé.

Những lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thời kỳ mọc răng

Đừng để trẻ nhai một bên: Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương. Nếu bé nhai một bên và duy trì thói quen này có thể sẽ khiến bé bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

Bổ sung thức ăn cứng phù hợp: Nhiều bà mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi rồi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng, điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ. Người lớn nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

BS. Lê Thị Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dinh-duong-cho-tre-trong-thoi-ky-moc-rang-n172819.html)
Từ khóa: Dinh dưỡng

Tin cùng nội dung

  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY